Bò phá lấu trong hẻm nhỏ Sài Gòn hút khách giữa trưa nắng
23/11/2024
Quán nhỏ trong hẻm chợ 200 (quận 4) được nhiều thực khách tìm đến thưởng thức trong những ngày nắng nóng Sài Gòn.
15 lễ hội ngày Tết không thể bỏ qua tại Việt Nam
Điểm bắn pháo hoa Tết Dương Lịch 2025 đẹp nhất: Bạn đã biết chưa?
Các nước ăn Tết âm giống Việt Nam - Bạn đã biết chưa?
Du lịch Nhật Bản dịp Tết - Đón không khí xuân độc đáo tại xứ Phù Tang
Tết nên đi du lịch nước ngoài ở đâu? Điểm danh những thiên đường du lịch Tết 2025!
Được chế biến từ nội tạng động vật nên phá lấu khá kén người ăn. Tuy nhiên nếu thử qua, bạn sẽ khó cưỡng lại mùi vị của món ăn đường phố này. Nằm sâu trong hẻm 243 dẫn đến chợ 200, quận 4 (Sài Gòn) là quán phá lấu bò được nhiều thực khách yêu thích.
Cô Nga, chủ quán, bắt đầu dọn hàng từ khoảng 11h trưa mỗi ngày. Đến 12h, quán mở cửa đón khách. Hai nồi phá lấu được bắc trên bếp lửa riu. Cứ hết nguyên liệu, chủ lại tiếp tục thêm vào.
Phá lấu ở đây ăn kèm với bánh mì hoặc mì gói. Nguyên liệu là nội tạng được làm sạch, không bị hôi, dai. Nước phá lấu có mùi thơm. Bạn sẽ cảm nhận được độ béo của nước cốt dừa trong phá lấu.
Món ăn sẽ mất ngon nếu thiếu đi vị chua ngọt từ chén nước mắm tắc (quất). Bạn có thể yêu cầu chủ quán tăng giảm độ cay của nước chấm.
Tuy không được làm nóng trước khi mang ra cho khách, bánh mì được giữ kín trong giỏ để đảm bảo độ giòn. Cách thưởng thức phổ biến là bẻ miếng bánh mì chấm vào nước phá lấu, đệm thêm miếng lòng sần sật quyện trong nước mắm tắc.
Nằm trong “thiên đường” ăn vặt chợ 200, quận 4 (Sài Gòn), quán của cô Nga mở cửa được vài năm trở lại đây nhưng luôn đông khách, chủ yếu là giờ trưa. “Lúc nào hết đồ thì chúng tôi sẽ đóng cửa, thường vào khoảng 16h – 17h”, chủ quán nói.
Hai loại đồ uống được thực khách lựa chọn để giải nhiệt trong những ngày nóng ở quán là rau má và nước mía. Giá 5.000 – 10.000 đồng cho một ly.