Tháp Nhạn
23/11/2024
Tháp Nhạn nằm bên bờ Bắc sông Đà Rằng, gần quốc lộ 1A, thuộc thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, được xây dựng uy nghi trên một khu đất tương đối bằng phẳng gần đỉnh núi Nhạn.
15 lễ hội ngày Tết của Việt Nam không thể bỏ lỡ
Điểm bắn pháo hoa Tết Dương Lịch 2025 đẹp nhất: Bạn đã biết chưa?
Các nước ăn Tết âm giống Việt Nam - Bạn đã biết chưa?
Du lịch Nhật Bản dịp Tết - Đón không khí xuân độc đáo tại xứ Phù Tang
Tết nên đi du lịch nước ngoài ở đâu? Điểm danh những thiên đường du lịch Tết 2025!
Đây là một trong số nhiều công trình tháp cổ mà Vương quốc Chăm Pa hùng mạnh ngày xưa còn để lại trên quần thể kiến trúc thuộc dãy đất miền Trung. Tháp là nơi thờ phụng thần linh, có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ 11, đầu thế kỷ 12.
Trên mặt tường tháp không có hoa văn trang trí. Vòm cửa giữa hình cung nhọn có hình đầu quái vật trên đỉnh. Ðây là một chóp tháp được kết hợp hài hòa giữa hai hình tượng chóp nón cùng với hình tượng Linga, một vật mà người Chăm thường thờ ở các tháp nhưng chưa có dạng hoàn chỉnh như những Linga ở Ponagar hoặc Ðà Nẵng và Quảng Nam.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng nã pháo làm cho đỉnh tháp và 3 góc tháp bị đổ về phía cửa tháp ở hướng đông. Do bị hư hại nhiều trong chiến tranh, vào cuối năm 1960 dưới chính quyền Ngụy, tỉnh Phú Yên cho tu bổ tháp, hàn gắn những chỗ bị nứt bên trong và ngoài tháp. Người ta dùng xi măng xây kín cả chân tháp. Trên đỉnh tháp, bốn mặt đều có bốn cửa sổ giả, tách biệt giữa phần trên và tầng dưới. Cửa chính ở hướng Đông, phần trên cửa hình vòm, xây cuốn theo kiểu giật cấp. Về nghệ thuật tạo hình, thân tháp có tạc tượng thần và những chiếc cột bằng gạch xếp chồng đều nhau thẳng như kẽ chỉ, những hàng gạch bên trên hơi chồm ra so với hàng gạch dưới tạo thành những đường gờ nhô ra, càng lên cao thì chồm ra ít hơn cho đến khi khép kín vòm để khi trông vào không có cảm giác nặng nề và đơn điệu của một hình khối đồ sộ.
So với nhiều tháp khác của người Chăm ở Bình Định, Khánh Hoà, Phan Rang hay Mỹ Sơn thì ngọn tháp trên núi Nhạn, bên trong không có tượng thờ cũng như những hoa văn, hoạ tiết trang trí; duy nhất chỉ thấy những hoạ tiết hoa văn hình rồng được chạm khắc biến dạng đi hay cách điệu bằng đá hoa cương đặt bên ngoài góc tháp. Phía sau tháp có một phiến đá lớn cao 1,30m, mỗi cạnh rộng 0,90m, dưới chân có chạm hình cánh sen. Dưới chân núi Nhạn về phía tây nam, ven bờ sông có một tảng đá khá bằng phẳng trên khắc 3 chữ cổ (dạng chữ Phạn) ta thường gặp ở các tấm bia trụ cột trong các tháp Chàm như ở Ponagar. Tảng đá cao 5m, rộng 5m. Chữ khắc ở khoảng 1/3 tảng đá. Có lẽ đây là thư tịch duy nhất ở khu vực Tháp còn lưu lại.
Vật liệu xây dựng tháp đều bằng gạch nung với nhiều kích cỡ khác nhau tuỳ theo vị trí của từng mảng tường, từng tầng tháp và được xếp liền khít, không thấy mạch hồ song kết dính rất vững chắc. Người ta khó mà biết được kích cỡ của từng viên gạch, nếu không nhờ vào những nơi bị sứt mẻ, bị ngã đổ. Có nhiều viên hình chữ nhật kích thước 40 x 20 x 7cm. Trụ và xà ngang của cửa chính là khối đá vôi mềm dễ đẽo gọt, đục chạm.
Bốn bên mặt ngoài thân tháp có những cột xây áp vào thân tháp mà mục đích có thể là để gia cố cho tháp được vững chắc. Bắt đầu cuốn lên mái, ở bốn góc bên ngoài thân tháp (đoạn tiếp giữa thân tháp và mái) đều được xây nhô ra những trụ hình chóp có kích cỡ rất nhỏ. Tháp được chạm khắc khá hài hoà, đường nét tinh xảo, mềm mại là bậc thầy của nghệ thuật kiến trúc thời bấy giờ và mãi mãi sau này.