Responsive Navbar

Bên trong rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi

Quốc Văn

11/09/2024

Rừng tràm trà sư có diện tích hơn 800 ha nằm ở huyện Tịnh Biên, An Giang. Đây là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất miền Tây Nam Bộ, cách thành phố Châu Đốc khoảng 20 km về hướng nam.

Rừng tràm Trà Sư có diện tích hơn 800 ha nằm ở huyện Tịnh Biên, An Giang. Đây là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất miền Tây Nam Bộ, cách thành phố Châu Đốc khoảng 20 km về hướng nam.

Trà Sư là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng tây sông Hậu. Cảnh quan đặc trưng trong khu rừng là con đường sâu hút tầm mắt tạo bởi những cây tràm. Với bầu không khí trong lành tràn ngập tiếng chim kêu, Trà Sư thích hợp với du khách muốn trốn khỏi thành phố ồn ào, bụi bặm để tìm về với thiên nhiên.

Trà Sư là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng tây sông Hậu. Cảnh quan đặc trưng trong khu rừng là con đường sâu hút tầm mắt tạo bởi những cây tràm. Với bầu không khí trong lành tràn ngập tiếng chim kêu, Trà Sư thích hợp với du khách muốn trốn khỏi thành phố ồn ào, bụi bặm để tìm về với thiên nhiên.

Ở đồng bằng sông Cửu Long, tràm trổ bông quanh năm. Trên đường tham quan, du khách có thể thấy người dân địa phương thu hoạch mật ong hoa tràm từ các thùng nuôi đặt trong rừng. Loại mật này có giá từ 300.000 đến hơn một triệu đồng mỗi lít tuỳ chất lượng.

Ở đồng bằng sông Cửu Long, tràm trổ bông quanh năm. Trên đường tham quan, du khách có thể thấy người dân địa phương thu hoạch mật ong hoa tràm từ các thùng nuôi đặt trong rừng. Loại mật này có giá từ 300.000 đến hơn một triệu đồng mỗi lít tuỳ chất lượng.

Dương xỉ cộng sinh cùng cây tràm. Rừng Trà Sư là ngôi nhà của khoảng 140 loài thực vật, trong đó tràm chiếm đa số. Thời gian thích hợp nhất trong năm để tham quan rừng tràm là mùa sen tháng 6 – 9 và mùa nước nổi vào tháng 10, 11.

Dương xỉ cộng sinh cùng cây tràm. Rừng tràm Trà Sư là ngôi nhà của khoảng 140 loài thực vật, trong đó tràm chiếm đa số. Thời gian thích hợp nhất trong năm để tham quan rừng tràm là mùa sen tháng 6 – 9 và mùa nước nổi vào tháng 10, 11.

Rừng tràm cũng là nơi sinh sống của khoảng 70 loài chim như cò, vạc, giang sen, điêng điểng… Trong ảnh là một cá thể gà lôi Ấn Độ sống ở đầm sen trên lối vào rừng tràm. Loài gà này có thể chạy trên các lá sen, bèo ở vùng ngập nước, phân bố chủ yếu ở miền Nam Việt Nam.

Rừng tràm cũng là nơi sinh sống của khoảng 70 loài chim như cò, vạc, giang sen, điêng điểng… Trong ảnh là một cá thể gà lôi Ấn Độ sống ở đầm sen trên lối vào rừng tràm. Loài gà này có thể chạy trên các lá sen, bèo ở vùng ngập nước, phân bố chủ yếu ở miền Nam Việt Nam.

Chim vạc đậu trên ngọn cây tràm trong rừng. Trong chuyến tham quan, du khách sẽ di chuyển bằng xuồng máy và chuyển sang loại thuyền chèo tay (tắc ráng) khi tới vùng lõi khu rừng. Khách tham quan có thể bắt gặp rất nhiều chim đi kiếm ăn, làm tổ và nghe tiếng kêu của chúng trong suốt hành trình khám phá.

Chim vạc đậu trên ngọn cây tràm trong rừng. Trong chuyến tham quan rừng tràm Trà sư, du khách sẽ di chuyển bằng xuồng máy và chuyển sang loại thuyền chèo tay (tắc ráng) khi tới vùng lõi khu rừng. Khách tham quan có thể bắt gặp rất nhiều chim đi kiếm ăn, làm tổ và nghe tiếng kêu của chúng trong suốt hành trình khám phá.

Cây cầu gỗ trong rừng được dựng lên chủ yếu để phục vụ việc ngắm cảnh, chụp hình của khách. Vé tham quan cầu có giá 15.000 đồng một người.

Cây cầu gỗ trong rừng được dựng lên chủ yếu để phục vụ việc ngắm cảnh, chụp hình của khách. Vé tham quan cầu có giá 15.000 đồng một người.

Sau một vòng tham quan, du khách sẽ được đưa tới đài quan sát cao 120 bậc nằm giữa rừng. Từ đây, bạn có thể ngắm toàn cảnh khu rừng, điểm xuyết bởi màu trắng của hàng trăm con cò đậu trên ngọn cây.

Sau một vòng tham quan, du khách sẽ được đưa tới đài quan sát cao 120 bậc nằm giữa rừng. Từ đây, bạn có thể ngắm toàn cảnh khu rừng, điểm xuyết bởi màu trắng của hàng trăm con cò đậu trên ngọn cây.

Bên cạnh các loài cá đặc trưng của miền Tây theo mùa, người dân và các quán ăn trong rừng tràm còn đi thu hái ngọn rau dớn (thuộc họ dương xỉ) làm thức ăn. Loài cây này được chế biến bằng cách luộc hoặc xào như các loại rau khác.

Bên cạnh các loài cá đặc trưng của miền Tây theo mùa, người dân và các quán ăn trong rừng tràm còn đi thu hái ngọn rau dớn (thuộc họ dương xỉ) làm thức ăn. Loài cây này được chế biến bằng cách luộc hoặc xào như các loại rau khác.

Vé tham quan rừng tràm có giá 190.000 đồng một khách lẻ. Nếu đi theo đoàn từ 7 người trở lên, giá vé còn 95.000 đồng mỗi người.

Bài viết được sưu tầm. Bài viết và hình ảnh đăng với mục đích chia sẽ, nếu có vi phạm bản quyên vui lòng liên hệ 19002011, chúng tôi sẽ chỉnh sửa.

trọn tour du lịch đà nẵng giá rẻ

tour đà nẵng khuyến mãi

du lịch đà nẵng

Đánh giá bài viết này : (5/5) (1 lượt đánh giá)
Tôi là Dương Phan Quốc Văn, hiện là Founder & CEO Công ty cổ phần xây dựng Hải Đăng Travel - đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch lữ hành.Tôi có hơn 18 năm kinh nghiệm trong ngành Hướng dẫn viên du lịch với kỹ năng chuyên nghiệp và vốn hiểu biết sâu rộng;14 năm xây dựng và phát triển thương hiệu Hải Đăng Travel, dẫn dắt công ty đạt nhiều danh hiệu lớn trong lĩnh vực du lịch như Tập thể lao động tiên tiến năm 2017, bằng khen vinh danh doanh nghiệp có đóng góp phát triển ngành du lịch Phú Yên năm 2016. Ngoài ra, tôi còn được phong tặng danh hiệu: Doanh nhân cống hiến và Doanh nhân trẻ tiêu biểu thành phố Hồ Chí Minh.

Chia sẻ ngay

Tổng quan bài viết

Bài viết cùng chủ đề

Gọi ngay: 0911.2222.88