Các nước ăn Tết âm giống Việt Nam - Bạn đã biết chưa?
19/11/2024
Khám phá các nước ăn Tết âm giống Việt Nam! Tìm hiểu nét văn hóa độc đáo, phong tục đón Tết đặc trưng của các nước châu Á có Tết cổ truyền.
Điểm bắn pháo hoa Tết Dương Lịch 2025 đẹp nhất: Bạn đã biết chưa?
Du lịch Nhật Bản dịp Tết - Đón không khí xuân độc đáo tại xứ Phù Tang
Tết nên đi du lịch nước ngoài ở đâu? Điểm danh những thiên đường du lịch Tết 2025!
Top 10 địa điểm du lịch Tết ở Đà Nẵng “hot hit” năm 2025
Top 20 địa điểm chơi Tết ở Hà Nội không thể bỏ qua trong năm 2025
Tết âm lịch không chỉ là một ngày lễ lớn của người dân Việt Nam mà còn được đón chào ở nhiều quốc gia châu Á khác với những phong tục và nét văn hóa độc đáo riêng biệt. Bạn có tò mò muốn biết các nước ăn Tết âm giống Việt Nam và họ đón Tết như thế nào không? Cùng Hải Đăng Travel khám phá các quốc gia có Tết âm lịch thú vị và tìm hiểu nét đặc sắc của ngày Tết cổ truyền tại những điểm đến này!
1. Trung Quốc - Hồng Kông
Cả Trung Quốc và Hồng Kông đều có không khí lễ hội rất sôi động trong dịp Tết âm lịch, tương tự như Việt Nam. Đây là một trong các nước ăn Tết âm giống Việt Nam nên ngày Tết được chú trọng đặc biệt, với các phong tục truyền thống nổi bật như dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị mâm cỗ tươm tất, đốt pháo, và trao lì xì.
Trung Quốc: Tết kéo dài từ 7 đến 15 ngày, bắt đầu vào mùng 1 Tết âm lịch. Các gia đình dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị mâm cỗ gồm các món như bánh bao, cá, mì dài để cầu may mắn. Vào đêm giao thừa, pháo hoa được đốt để xua đuổi tà ma. Ngày đầu năm, mọi người thăm hỏi người thân, trao lì xì cho trẻ em.
Hồng Kông: Tết ở Hồng Kông nổi bật với các lễ hội, múa lân, pháo hoa và những con phố được trang trí rực rỡ. Mâm cơm Tết gồm các món như bánh tổ, cá và súp bổ dưỡng. Lì xì cũng là phong tục quan trọng trong dịp này, thể hiện sự chúc phúc và tài lộc.
Cả Trung Quốc và Hồng Kông đều coi trọng giá trị gia đình, sự đoàn tụ và cầu chúc một năm mới đầy thịnh vượng, may mắn. Không khí Tết ở đây giống như Việt Nam, mang lại cảm giác ấm cúng, hạnh phúc và tràn đầy hy vọng cho tương lai.
2. Campuchia
Mộ trong các nước ăn Tết ấm giống Việt Nam nữa đó là Campuchia - người “hàng xóm” của chúng ta. Tết âm lịch ở Campuchia, còn được gọi là lễ hội Chol Chnam Thmey, là một trong những lễ hội lớn và quan trọng đối với người dân Khmer. Đây là dịp để mừng năm mới theo lịch cổ truyền cùng với những hoạt động lễ hội đặc sắc. Người dân Campuchia tin rằng mỗi năm, một vị thần sẽ được cử xuống chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó. Khi năm kết thúc, vị thần này sẽ trở về và một vị thần mới sẽ xuống trần gian.
Trong dịp lễ hội Chol Chnam Thmey, người dân Campuchia sẽ dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị mâm cỗ tươm tất và thắp hương cầu may mắn. Đây cũng là thời gian để gia đình quây quần bên nhau, thăm hỏi người thân và bạn bè, đồng thời tham gia các hoạt động văn hóa như múa, hát và chơi các trò chơi truyền thống. Các gia đình cũng thường trang trí nhà cửa bằng hoa và đèn sáng, tạo nên không khí vui tươi, rộn ràng.
3. Thái Lan
Tại Thái Lan, Tết âm lịch được tổ chức trong 3 ngày, giống như Việt Nam và đây cũng là lễ hội lớn nhất trong năm được gọi là Songkran. Lễ hội này diễn ra từ 13/4 đến 15/4, với một số phong tục đặc sắc. Một trong những truyền thống nổi bật là phong tục té nước đầu năm, nơi người trẻ té nước lên người già như một cách thể hiện lòng tôn kính. Người lớn tuổi cũng mong rằng các thế hệ sau sẽ bỏ qua những lời gắt gỏng hàng ngày và tha thứ cho những thiếu sót trong năm cũ.
Phong tục té nước này trở thành một sự kiện vô cùng hoành tráng, thu hút đông đảo khách du lịch. Các hoạt động té nước diễn ra khắp nơi, với người tham gia sử dụng thau, chậu, bóng nước hay súng nước để té vào nhau. Theo quan niệm, những người bị té nước nhiều nhất sẽ gặp may mắn suốt cả năm.
Ngoài ra, trong dịp Songkran, các gia đình Thái Lan thường chuẩn bị những món ăn đặc trưng như cơm, thịt gà, xôi và các món tráng miệng truyền thống để cùng nhau thưởng thức trong không khí ấm cúng, vui vẻ.
4. Đài Loan
Tết âm lịch là dịp lễ lớn nhất trong năm đối với người dân Đài Loan, là thời gian để các thành viên trong gia đình sum vầy bên bàn ăn, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn và những thành công, thất bại trong năm qua. Việc đoàn tụ gia đình vào ngày Tết rất quan trọng, đến mức nếu có một thành viên không thể về kịp hoặc không thể tham gia, gia đình vẫn luôn để dành một chỗ ngồi cho người ấy, thể hiện sự tôn trọng và mong muốn mọi người luôn quây quần bên nhau.
Bên cạnh những buổi quây quần bên gia đình, người Đài Loan còn có những phong tục đặc sắc trong dịp Tết. Nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ để xua đuổi những điều không may mắn và đón nhận vận may trong năm mới. Trong suốt Tết, người dân thường thắp hương và cầu nguyện cho sức khỏe, sự bình an và hạnh phúc. Các món ăn truyền thống như cá, mì dài và bánh nếp cũng được chuẩn bị, với ý nghĩa tượng trưng cho sự trường thọ, thịnh vượng và đoàn kết.
5. Singapore
Tết âm lịch tại Singapore diễn ra vào ngày 1 tháng Giêng âm lịch, cùng là một trong các nước ăn Tết âm giống Việt Nam, với ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Trung Quốc. Vào dịp này, người dân Singapore trang trí nhà cửa và các con phố với sắc đỏ đặc trưng của Tết, biểu trưng cho sự may mắn và tài lộc trong năm mới.
Nổi bật trong số đó là Lễ hội Hoa Đăng, nơi người dân và du khách có thể chiêm ngưỡng những chiếc đèn lồng rực rỡ sắc màu. Lễ hội Singapore River Hongbao với các màn trình diễn nghệ thuật, múa lân sôi động và pháo hoa đẹp mắt cũng thu hút đông đảo người tham gia. Một sự kiện không thể thiếu trong Tết là Lễ hội đường phố Chingay, nơi các đoàn diễu hành với trang phục sặc sỡ, múa lân, múa rồng và các màn biểu diễn nghệ thuật độc đáo, tạo nên không khí lễ hội sôi động khắp đất nước.
6. Mông Cổ
Ngày Tết âm lịch của người Mông Cổ, còn được gọi là Tsagaan Sar hay Tết Tháng Trắng, đánh dấu sự kết thúc của mùa đông lạnh giá và chào đón mùa xuân ấm áp. Đây là dịp để mọi người quây quần bên gia đình, thưởng thức bữa cơm sum vầy và chia sẻ niềm vui. Người lớn trong gia đình sẽ trao quà cho trẻ em, giống như phong tục lì xì Tết tại Việt Nam.
Mâm cúng tổ tiên được bày biện trang trọng với những món ăn đặc sắc như cơm và sữa đông, cơm với nho khô, thịt cừu nướng, thể hiện nét văn hóa đặc trưng của Mông Cổ và sự gắn kết với thiên nhiên hoang dã.
7. Hàn Quốc
Tết âm lịch ở Hàn Quốc, gọi là Seollal, là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm. Giống như Việt Nam, Seollal diễn ra vào ngày mùng 1 Tết âm lịch, đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới và là dịp để gia đình sum vầy. Người dân Hàn Quốc thường về quê để quây quần bên gia đình, tổ chức cúng tế tổ tiên và thực hiện các nghi lễ truyền thống như Charye (lễ cúng tổ tiên) để bày tỏ lòng biết ơn.
Mâm cỗ Tết Hàn Quốc thường có những món ăn đặc trưng như tteokguk (súp bánh gạo), tượng trưng cho sự trường thọ và may mắn. Các món ăn khác như jeon (bánh xèo), galbi (sườn nướng) cũng rất phổ biến trong dịp đặc biệt này. Trong lễ Seollal, người Hàn Quốc còn có truyền thống mừng tuổi qua sebae - một nghi thức cúi chào để thể hiện sự kính trọng đối với người lớn tuổi, sau đó nhận lại tiền lì xì, tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc
8. Triều Tiên
Bởi chung một nguồn cội, nên phong tục ăn Tết âm lịch ở Triều Tiên cũng tương tự như ở Hàn Quốc. Lễ hội chào đón ngày Tết ở Triều Tiên cũng có tên gọi là Seollal và diễn ra ngày mùng 1 Tết âm lịch. Bên cạnh đó, người dân Triều Tiên cũng về quê và quây quần bên gia đình đón chào năm mới.
Ngoài những phong tục giống như Hàn Quốc, mâm cơm ngày Tết của người Triều Tiên có một món ăn thể hiện sự khác nhau giữa hai đất nước là cơm thuốc. Họ quan niệm rằng ăn cơm thuốc vào những ngày đầu năm mới thì cả năm sẽ được sống sung túc và đầy sự ngọt ngào.
9. Ấn Độ
Người dân Ấn Độ mừng ngày Tết âm lịch bằng lễ hội Holi. Đây chính là lễ hội quan trọng nhất trong năm và là lễ hội mùa xuân cực kì nổi tiếng của Ấn Độ. Holi mang thông điệp chiến thắng của cái thiện trước cái ác, tượng trưng cho sự hồi sinh của thiên nhiên.
Trong ngày lễ, mọi người tham gia vào việc ném bột màu và nước vào nhau, tạo nên một bầu không khí sôi động và đầy màu sắc. Lễ hội này thu hút rất nhiều khách du lịch, những người thích thú tham gia vào các hoạt động truyền thống này.
10. Bhutan
Cuối cùng, một trong các nước ăn Tết giống Việt Nam phải kể đến Bhutan. Tết Losar của người dân Bhutan, một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm, thường kéo dài 15 ngày và diễn ra theo lịch âm. Ba ngày đầu tiên được xem là khoảng thời gian thiêng liêng nhất, khi người dân cả nước nô nức chuẩn bị đón mừng năm mới. Dù ở xa, mọi thành viên trong gia đình đều quay về đoàn tụ, cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, trang trí không gian sống và chuẩn bị các mâm cúng trang trọng để dâng lên tổ tiên, cầu mong cho một năm mới bình an và sung túc.
Trong ngày lễ này, các mâm cơm thịnh soạn với nhiều món ăn truyền thống và các loại hoa quả tươi ngon được bày biện cẩn thận, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và thần linh. Người Bhutan xem đây là dịp quan trọng để tạ ơn cho những điều may mắn, cuộc sống ấm no trong năm qua, đồng thời gửi gắm hy vọng về sức khỏe, hạnh phúc và sự an lành trong năm mới. Không khí sum vầy, ấm cúng của Tết Losar là minh chứng cho tinh thần đoàn kết và lòng biết ơn sâu sắc của người dân Bhutan đối với truyền thống và cội nguồn văn hóa dân tộc.
Qua hành trình khám phá các quốc gia đón Tết âm lịch giống Việt Nam, hy vọng bạn đã có thêm nhiều hiểu biết thú vị về những nét văn hóa tương đồng và đặc trưng của từng nước. Tết không chỉ là dịp đoàn tụ mà còn là thời điểm để chúng ta trân quý những giá trị truyền thống sâu sắc. Nếu bạn muốn trải nghiệm Tết ở một đất nước mới mẻ hoặc tìm hiểu thêm về phong tục Tết âm lịch đặc sắc, hãy liên hệ ngay với Hải Đăng Travel để có thể lựa chọn các tour du lịch Tết 2025 trong dịp nghỉ tới nhé!
Tôi là Dương Phan Quốc Văn, hiện là Founder & CEO Công ty cổ phần xây dựng Hải Đăng Travel - đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch lữ hành.Tôi có hơn 18 năm kinh nghiệm trong ngành Hướng dẫn viên du lịch với kỹ năng chuyên nghiệp và vốn hiểu biết sâu rộng;14 năm xây dựng và phát triển thương hiệu Hải Đăng Travel, dẫn dắt công ty đạt nhiều danh hiệu lớn trong lĩnh vực du lịch như Tập thể lao động tiên tiến năm 2017, bằng khen vinh danh doanh nghiệp có đóng góp phát triển ngành du lịch Phú Yên năm 2016. Ngoài ra, tôi còn được phong tặng danh hiệu: Doanh nhân cống hiến và Doanh nhân trẻ tiêu biểu thành phố Hồ Chí Minh.