CƠ CHẾ LÂY LAN COVID HIỂU THẾ NÀO CHO ĐÚNG ĐỂ PHÒNG BỆNH
12/09/2024
Trong gần 2 năm gần đây, chúng ta đang từng ngày từng giai đoạn đối diện với 1 đại dịch mang tên: 2019-nCoV. Khi cả thế giới đang nhanh chóng tìm phương pháp phòng và chữa trị hiệu quả, thì bản thân của chính chúng ta cũng cần có những hiểu biết nhất định để tự giúp mình cùng những người xung quanh giảm nguy cơ mắc bệnh. Trước hết chúng ta cần có một kiến thức tổng quan nhất về 2019-nCoV như: đây là virus gì, có nguy hiểm hay không, cơ chế lây lan ra làm sao?
Cầu treo Kon Tu Rằng - Điểm đến lý tưởng để Check-in sống ảo
Hồ Đam Bri - Điểm du lịch thư giãn với vẻ đẹp đầy thơ mộng
Khám phá Top 10 nhà hàng Măng Đen bạn nhất định phải ghé để thưởng thức đặc sản vùng đất này
Tham quan trang trại dê sữa Măng Đen, trang trại dê sữa lớn nhất Việt Nam
Khám phá Vườn quốc gia Tà Đùng "Hòn ngọc xanh của Tây Nguyên"
Trong gần 2 năm gần đây, chúng ta đang từng ngày từng giai đoạn đối diện với 1 đại dịch mang tên: 2019-nCoV. Khi cả thế giới đang nhanh chóng tìm phương pháp phòng và chữa trị hiệu quả, thì bản thân của chính chúng ta cũng cần có những hiểu biết nhất định để tự giúp mình cùng những người xung quanh giảm nguy cơ mắc bệnh. Trước hết chúng ta cần có một kiến thức tổng quan nhất về 2019-nCoV như: đây là virus gì, có nguy hiểm hay không, cơ chế lây lan ra làm sao?... Và dưới đây không phải là một nghiên cứu mà là tổng hợp những thông tin, những nghiên cứu của các nhà khoa học, để phần nào giúp bạn có cách nhìn tương đối về 2019-nCoV, từ đó chúng ta có hướng phòng chống dịch hiệu quả hơn.
2019-nCoV là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người, có sự lây lan từ người sang người. Virus Corona là một betacoronavirus, giống như MERS và SAR, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ là loài dơi.
Loại virus này khi lây qua người sẽ gây ra những biến chứng về đường hô hấp và chúng tấn công vào phổi từ đó gây ra những biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạn.
Các giai đoạn phát triển của 2019-nCoV
Theo Phó giáo sư Matthew B. Frieman của Đại học Maryland - người nghiên cứu về virus corona cho biết virus nCoV có 3 giai đoạn thâm nhập, phát triển và dẫn đến những tổn hại trên cơ thề người:
- Giai đoạn 1:
Trong giai đoạn đầu mới mắc bệnh, virus nCoV nhanh chóng xâm chiếm các tế bào phổi của con người. Những tế bào phổi đó có hai loại: những tế bào tạo ra chất nhầy và những tế bào lông mao.
Phó giáo sư Frierman đưa ra giả thiết rằng virus nCoV cũng giống như virus corona gây ra SARS trước đây rất "thích" tiêu diệt các tế bào lông mao, khiến đường hô hấp sẽ tràn ngập chất bẩn, dịch lỏng và virus. Điều này dựa trên các nghiên cứu sớm nhất về COVID-19 đã cho thấy nhiều bệnh nhân bị viêm phổi ở cả hai phổi, kèm theo các triệu chứng như khó thở.
- Giai đoạn 2:
Bị kích thích bởi sự hiện diện của virus, cơ thể sẽ chiến đấu bằng cách tăng cường các tế bào miễn dịch trong phổi để loại bỏ virus và sửa chữa mô phổi. Nếu thực hiện đúng thì quá trình này sẽ giới hạn được khu vực bị nhiễm bệnh. Nhưng đôi khi hệ thống miễn dịch gặp trục trặc và các tế bào miễn dịch có thể “diệt” mọi thứ bao gồm cả những mô khỏe mạnh.
Do đó, người bệnh có thể sẽ bị nặng hơn khi ở giai đoạn 2 này, tình trạng viêm phổi có thể sẽ tồi tệ hơn.
- Giai đoạn 3:
Trong giai đoạn này, tổn thương phổi vẫn xảy ra có thể dẫn tới suy hô hấp. Ngay cả khi giữ được tính mạng thì một số bệnh nhân phải sống với tổn thương phổi vĩnh viễn. Những lỗ hổng này có thể được tạo ra do phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch. Khi đó, bệnh nhân có thể cần đặt máy trợ thở. Cùng lúc ấy, tình trạng viêm làm cho các màng giữa túi khí và mạch máu chứa đầy chất lỏng và ảnh hưởng đến khả năng oxy hóa máu. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, khi phổi bị lấp đầy bởi những chất lỏng sẽ khiến người bệnh không thở được và cuối cùng dẫn tới cái chết.
Các gia đoạn phát triển của Covid-19 (Ảnh Internet)
Vậy virus này lây lan như thế nào ở người?
Cho đến thời điểm hiện tại thì giới chuyên môn cho thấy virus corona lây từ người sang người qua giọt bắn mang mầm bệnh.
Có 3 con đường lây lan của virus này ở người:
- Hít vào không khí khi ở gần người bị nhiễm bệnh đang thở ra những giọt nhỏ và các hạt có chứa vi-rút. Với khoảng cách gần từ dưới 2m và tiếp xúc trực diện với người đang bị bệnh thì khả năng cao người đó sẽ bị nhiễm virus này.
- Để những giọt nhỏ và các hạt có chứa vi-rút rơi vào mắt, mũi hoặc miệng, đặc biệt là thông qua sự bắn tóe và tia xịt như ho hoặc hắt hơi. Đây là sự vô tình ở những trường hợp chúng ta thiếu sự chuẩn bị các biện pháp phòng hộ cho chính bản thân khi đang trong một mơi trường chật hẹp.
- Chạm vào mắt, mũi hoặc miệng bằng tay có vi-rút trên đó. Khi các giọt bắn rơi xuống, chúng bám vào các bề mặt và vô tình tay chúng ta lại tiếp xúc sau đó theo thói quen đưa lên miệng, mũi, mắt thì vô tình chính chúng ta đã giúp Virus có một đường đi vào cơ thể chúng ta dễ dàng hơn.
Đường tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp (qua các vật dụng hoặc bề mặt bị nhiễm mầm bệnh), hoặc tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh qua dịch tiết từ miệng và mũi. Dịch tiết này bao gồm nước bọt, dịch tiết hô hấp hoặc các giọt bắn. Dịch tiết được phát xuất từ miệng hoặc mũi của người nhiễm bệnh khi họ ho, hắt hơi, nói hoặc hát. Chúng lơ lửng trong không khí 1 khoảng thời gian ngắn rồi sau đó rớt xuống. Người tiếp xúc gần (trong vòng khoảng cách 1 mét) với người đã nhiễm bệnh có thể mắc bệnh COVID-19 khi các giọt bắn nhiễm bệnh này thâm nhập vào miệng, mũi hoặc mắt của người tiếp xúc.
Các giọt bắn bắn này chúng tồn tại trong không khí hoặc các bề mặt vật dụng được 1 khoảng thời gian ngắn sau đó tự chết đi. Với không gian chật hẹp, không khí không đối lưu và có nhiều người thì đây chính là môi trường dẫn đến việc lây nhiễm dễ và cao hơn. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào cụ thể về việc virus này có hay không lây nhiễm qua đường không khí.
Hàm lượng virus ở giai đoạn thâm nhập khá thấp, chúng ở vùng hầu họng và thâm nhập vào các tế bào niêm mạc rồi nhân lên. Lúc này là giai đoạn ủ bệnh, khả năng lây nhiễm thấp. Tuy nhiên do chưa có triệu chúng rõ ràng nên rất khó nhận biết chúng ta đã bị nhiễm. Khi hàm lượng virus đủ lớn cả về số lượng và cấu trúc thì chúng sẽ phá vỡ cơ chế bảo vệ của con người sau đó tiến sâu hơn vào bênh trong để tìm tế bào mới và cũng ở giai đoạn này người nhiễm bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng của bệnh như sốt, ho, khó thở…và thời gian từ lúc tiếp xúc mầm bệnh đến khi phát bệnh có thể là từ 1 đến 14 ngày và thường được phát hiện sau 5-7 ngày tiếp xúc. Do đó trong giai đoạn phát bệnh việc lây lan sẽ trở nên dễ và cao hơn nhiều.
Như vậy với những thông tin trên, chúng ta phần nào hiểu hơn về nguồn gốc, chủng loại, quá trình xâm nhập, phát triển trong cơ thể người, cũng như cơ chế lây lan của loại virus này. Từ đó giúp chúng ta có được hướng tốt hơn trong quá trình phòng ngừa việc lây lan và nhiễm bệnh ở chính mình khi mà chưa có thuốc đặc trị.