Hội Quán Phúc Kiến
25/11/2024
Hội Quán Phúc Kiến là địa điểm bạn không thể không ghé khi đến với phố cổ Hội An, một di tích lịch sử lâu đời với kiến trúc mang đậm dấu ấn Trung Hoa độc đáo và đặc sắc. Hãy cùng Haidangtravel khám phá cận cảnh vẻ đẹp cổ kính của công trình kiến trúc này nhé.
15 lễ hội ngày Tết của Việt Nam không thể bỏ lỡ
Điểm bắn pháo hoa Tết Dương Lịch 2025 đẹp nhất: Bạn đã biết chưa?
Các nước ăn Tết âm giống Việt Nam - Bạn đã biết chưa?
Du lịch Nhật Bản dịp Tết - Đón không khí xuân độc đáo tại xứ Phù Tang
Tết nên đi du lịch nước ngoài ở đâu? Điểm danh những thiên đường du lịch Tết 2025!
Công trình kiến trúc mang đậm nét Trung Hoa
Hội quán Phúc Kiến hay còn gọi là Phước Kiến, tọa lạc tại số 46 đường Trần Phú nằm trong khu phố cổ Hội An. Đây là công trình lớn nhất trong số các Hội quán được xây dựng ở phố Hội, không chỉ là một di tích lịch sử lâu đời mà còn là một nét tiêu biểu đặc trưng được rất nhiều du khách yêu thích và viếng thăm thường xuyên.
Cổng tam quan - nét văn hóa đặc trưng
Được khởi công xây dựng vào năm 1697, là nơi thờ bà Thiên Hậu Thánh mẫu cùng các vị thần sông nước, tiền của, con cái…, với mong muốn cầu mong bình an, mưa thuận gió hòa. Ngày nay, đây còn là nơi họp hội đồng hương của những người Phúc Kiến (Trung Hoa) đến vùng đất này lập nghiệp.
Qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa với sự đóng góp của đồng bào Hoa Kiều, Hội quán Phúc Kiến ngày càng trở nên khang trang, lộng lẫy hơn và góp phần làm đẹp thêm cho diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An.
Khuôn viên viên bên ngoài rợp cây xanh
Vào thế kỷ 17, công trình này được xem là tiêu biểu nhất của chốn phồn hoa đô Hội. Kiến trúc của Hội quán mang đậm nét đặc trưng của đình chùa truyền thống với cổng tam quan, mái ngói lợp âm dương. Ban đầu, công trình này có kết cấu hoàn toàn bằng gỗ, tuy nhiên sau nhiều lần trùng tu đã được tu sửa lại bằng gạch, mái ngói và một số loại vật liệu hiện đại hơn. Đến với Hội quán Phúc Kiến, bạn sẽ được ngắm nhìn những công trình kiến trúc được chạm trổ vô cùng tinh xảo và khéo léo.
Hội quán Phúc Kiến – Công trình kiến trúc cổ kính tại Hội An
Bước vào cổng tam quan để vào thăm Hội quán, bạn sẽ thấy một sân vườn rộng với một đài phun nước chạm rồng tinh xảo bên những pho tượng và những vườn cây rợp bóng xanh mát. Dạo từng bước chậm rãi và thưởng thức những bức bích họa về lịch sử vùng Phúc Kiến, chiêm ngưỡng những họa tiết chạm khắc đầy nghệ thuật trên những bức bình trong khuôn viên hội quán, bạn sẽ phải trầm trồ trước sự tinh xảo, cầu kỳ, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ và một phong cách kiến trúc cổ vô cùng đặc sắc.
Hội quán Phúc Kiến là một công trình kiến trúc độc đáo và tinh xảo
Hội quán là nơi thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, được đặt phía trong gian chính của điện thờ, xung quanh là tượng các vị hộ thần. Trong tín ngưỡng của người phương Đông, bà là người giúp cho con người tránh được giông bão, hiểm họa bủa vây trên con đường phiêu bạt tứ phương. Đây cũng là vị thần được thờ ở hầu hết các đền miếu của người Hoa. Điều này chứng tỏ vị trí quan trọng của bà đối với tín ngưỡng Trung Hoa. Vì thế Hàng năm vào ngày 23 tháng 3, cộng đồng người Hoa tại đây lại tổ chức lễ vía Bà Thiên Hậu cùng nhiều hoạt động thu hút nhiều du khách đến tham gia.
Chánh điện thờ bà Thiên Hâu Thánh Mẫu
Phía trên mái là nhiều hình thù đặc sắc, đặc biệt là tích lưỡng long chầu bình hồ lô. Theo quan niệm dân gian xưa kia, bình này là nơi tích tụ sinh khí của Trời và Đất, có tác dụng giúp nâng cao sức mạnh của con người chống lại các loại ốm đau, bệnh tật. Không chỉ có vậy, những con rồng này còn biểu tượng của sự uy quyền, vốn chỉ có vua chúa xưa kia mới được sử dụng.
Bên trong Hội quán Phúc Kiến
Phía trong hậu tẩm, sẽ là nơi để du khách thắp hương với những vòng hương lớn để cầu chúc sức khoẻ và tài lộc cho gia đình và người thân. Những vòng hương này có thể cháy đến hơn 30 ngày, nếu bị tắt thì người trong Hội quán sẽ thắp lại. Những người đến đây thờ cúng thường viết lên một tờ giấy có ghi thông tin của gia đình đặt trên các khoanh hương với mong muốn mọi việc trong cuộc sống luôn suôn sẻ. Sau khi hương cháy hết, người trong Hội quán sẽ đốt đi những mảnh giấy này, như vậy, lời ước mới trở nên linh thiêng.
Những vòng hương lớn rực rỡ bên trong Hội quán Phúc Kiến
Hàng năm, vào những dịp trọng đại, người ta thường xuyên tổ chức rất nhiều lễ hội truyền thống độc đáo tại Hội quán. Chẳng hạn, vào ngày 16/2 âm lịch sẽ là lễ giỗ tổ 6 vị Lục Tánh Vương Gia, ngày 23/3 âm lịch là vía Thiên Hậu, ngày 15 tháng giêng âm lịch là ngày Nguyên Tiêu.
Nơi gửi gắm tâm linh của nhiều người
Hội quán Phúc Kiến đã và đang trở thành một điểm du lịch văn hóa, tâm linh được nhiều du khách yêu thích và là nơi bạn có thể khám phá nhiều nét kiến trúc Trung Hoa độc đáo và đặc sắc. Nếu đã có dịp dừng chân tại phố cổ Hội An thì đừng quên ghé qua Hội quán Phúc Kiến bạn nhé, chắc chắn đây sẽ là một nơi mang đến cho bạn nhiều điều thú vị.
Bài viết được sưu tầm. Bàiviết và hình ảnh đăng với mục đích chia sẽ, nếu có vi phạm bản quyên vui lòngliên hệ 19002011, chúng tôi sẽ chỉnh sửa.
trọn tour du lịch đà nẵng giá khuyến mãi