Responsive Navbar

Lăng Nhà Nguyễn - Dấu Ấn Của Một Việt Nam Xưa

Quốc Văn

27/04/2024

Đất nước Việt Nam ta có một bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời. Những công trình kiến trúc, di tích lịch sử là những minh chứng sống động cho lịch sử nước nhà. Lăng nhà Nguyễn cũng vậy, nơi đó cũng mang trong mình dấu ấn lâu đời: Dấu ấn của một Việt Nam xưa. Bạn đã chuẩn bị cho chuyến ngao du về lịch sử chưa? Cùng Haidangtravel ngao du nhé!

Chắc hẳn ai ai cũng biết rằng triều Nguyễn có 13 vị vua, tuy nhiên tùy vào điều kiện kinh tế - chính trị và lịch sử riêng của mỗi triều đại nên hiện nay chỉ tồn tại 7 lăng tẩm của 7 đời vua thời Nguyễn. Khi nhắc đến lăng tẩm, hẳn là du khách sẽ nghĩ ngay đến những khung cảnh u ám, mù mịt màu sương và khói nhang thoang thoảng. Nhưng lăng nhà Nguyễn lại mang một sắc khác biệt, hòa nhập với thiên nhiên hữu tình, những đường nét chạm khắc tinh tế màu Việt Nam xưa.

 

LĂNG GIA LONG - DẤU ẤN MỘT VIỆT NAM UY NGHIÊM

 

Lăng Gia Long còn gọi là Thiên Thọ Lăng bắt đầu được xây dựng từ năm 1814 và đến năm 1820 mới hoàn tất. Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với 42 đồi, núi lớn nhỏ, trong đó có Đại Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng và là tên gọi của cả quần sơn này.

 

Một Việt Nam uy nghiêm qua hình ảnh lăng Gia Long

Một Việt Nam uy nghiêm qua hình ảnh lăng Gia Long- Ảnh: Sưu tầm

 

Lăng Gia Long không quá cầu kỳ hay sắc sảo nhưng nét đẹp ở đây chính là sự uy nghiêm đến lạ thường của những rừng cây bao bọc xung quanh, là hồ nước êm ả, vị trí lăng mộ là thế núi trước mặt làm tăng thêm sự uy nghiêm, tĩnh mịch của nơi này.

 

Lăng Gia Long cổ kính khi xưa

Lăng Gia Long cổ kính khi xưa- Ảnh: Sưu tầm

 

LĂNG MINH MẠNG - DẤU ẤN VIỆT NAM HỮU TÌNH

 

Lăng Minh Mạng còn gọi là Hiếu Lăng do vua Thiệu Trị cho xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 để chôn cất vua cha Minh Mạng. Lăng nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế 12 km.

 

Việt Nam hữu tình qua lăng Minh Mạng

Việt Nam hữu tình qua lăng Minh Mạng- Ảnh: Giorgio Guglielmino

 

Hình thể lăng tựa dáng một người nằm nghỉ trong tư thế vô cùng thoải mái, đầu gối lên núi Kim Phụng, chân duỗi ra ngã ba sông ở trước mặt, hai nửa hồ Trừng Minh như đôi cánh tay buông xuôi tự nhiên. Đến với lăng, du khách ngỡ như lạc vào khung cảnh nên thơ, hữu tình với tiếng chim ca, cá đớp mặt nước, hoa đua sắc thắm ngỡ như “thiên đường trần gian” là nơi đây!

 

Toàn cảnh lăng Minh Mạng qua lăng kính ngày xưa

Toàn cảnh lăng Minh Mạng qua lăng kính ngày  xưa- Ảnh: Sưu tầm

 

LĂNG THIỆU TRỊ - DẤU ẤN VIỆT NAM XANH MÀ XƯA

 

Lăng Thiệu Trị còn gọi là Xương Lăng nằm ở địa phận thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy. Lăng được vua Tự Đức cho xây dựng vào năm 1847 để chôn cất vua cha Thiệu Trị. So với lăng tẩm các vua tiền nhiệm và kế vị, lăng Thiệu Trị có những nét riêng. Đây là lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây Bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn.

 

Lăng Thiệu Trị mang dấu ấn xanh mà xưa

Lăng Thiệu Trị mang dấu ấn xanh mà xưa- Ảnh: Tyart

 

Một nét riêng biệt nữa của lăng là lăng không có La thành bao quanh. Nếu như ở lăng Gia Long, La thành được xây dựng bằng gạch, bằng đồi núi hùng tráng, bảo vệ cho giấc ngủ nghìn thu của vua Nguyễn thì ở lăng Thiệu Trị, những cánh đồng lúa mượt mà, những vườn cây xanh rờn ở chung quanh được xem là La thành. Dấu ấn xanh mà xưa là ở đây!

 

Bức ảnh xưa về lăng Thiệu Trị

Bức ảnh xưa về lăng Thiệu Trị- Ảnh: Sưu tầm

 

LĂNG TỰ ĐỨC - DẤU ẤN VIỆT NAM XƯA THƠ MỘNG

 

Lăng Tự Đức được chính vua Tự Đức cho xây dựng khi còn tại vị, là một quần thể công trình kiến trúc, trong đó có nơi chôn cất vua Tự Đức tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ, sau cuộc nổi loạn Chày Vôi, Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi Tự Đức mất, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng.

 

Thơ mộng lăng Tự Đức

Thơ mộng lăng Tự Đức- Ảnh: Sưu tầm

 

Lăng có kiến trúc cầu kỳ hơn, phong cảnh sơn thủy thơ mộng và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn. Có thể nói lăng Tự Đức mang dáng hình của vua Tự Đức, bởi Lăng Tự Đức đẹp một cách rất thơ mà nhiều người gọi là vẻ đẹp nho nhã, đậm nét trầm và phảng phất hồn thi sĩ lãng mạn của Vua Tự Đức!

 

Cổ xưa nhưng không kém phần thơ mộng

Cổ xưa nhưng không kém phần thơ mộng- Ảnh: Richard Calmes

 

LĂNG ĐỒNG KHÁNH - DẤU ẤN VIỆT NAM HÀI HÒA GIỮA TÂY VÀ TA

 

Lăng Ðồng Khánh còn gọi là Tư Lăng tọa lạc giữa một vùng quê thuộc thôn Thượng Hai, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, được vua Đồng Khánh xây dựng để thờ cha mình là Kiên Thái Vương. Khi Ðồng Khánh mắc bệnh và đột ngột qua đời, vua Thành Thái kế vị trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, kinh tế suy kiệt nên không thể xây cất lăng tẩm, đành lấy điện Truy Tư đổi làm Ngưng Hy để thờ vua Ðồng Khánh.

 

Lăng Đồng Khánh là sự hài hòa kiến trúc Á- Âu

Lăng Đồng Khánh là sự hài hòa kiến trúc Á- Âu- Ảnh: Sưu tầm

  

Đây vốn được xem là một công trình bảo lưu bậc nhất nghệ thuật sơn mài nổi tiếng của Việt Nam. Kiến trúc lăng mộ hầu như được “Âu hoá” hoàn toàn từ đặc trưng kiến trúc, mô típ trang trí đến vật liệu xây dựng. Nhà bia là sự biến thể của kiến trúc romance pha trộn kiến trúc Á Đông. Lăng Đồng Khánh vừa mang nét đẹp dân dã lại chấm phá lên những bút pháp Âu hóa tuyệt mỹ.

 

lăng Đồng Khánh

Dấu ấn hài hòa “tây và ta” trong kiến trúc lăng Đồng Khánh- Ảnh: Sưu tầm

 

LĂNG DỤC ĐỨC - DẤU ẤN VIỆT NAM GIẢN DỊ CỔ XƯA

 

Lăng Dục Ðức tên chữ An Lăng tọa lạc tại thôn Tây Nhất, làng An Cựu nay thuộc phường An Cựu, thành phố Huế. Đây là nơi an táng của 3 vua nhà Nguyễn: Dục Ðức, Thành Thái và Duy Tân. Dục Đức lên ngôi năm 1883 được 3 ngày thì mất, sau này con ông là vua Thành Thái (lên ngôi năm 1889) cho xây lăng để thờ cha đặt tên là An Lăng. Năm 1954, khi vua Thành Thái mất, thi hài được đưa về chôn tại địa điểm hiện nay trong khu vực An Lăng và được thờ ở ngôi điện Long Ân. Năm 1987, hài cốt vua Duy Tân được đưa về an táng cạnh lăng Thành Thái.

 

Lăng Dục Đức có phần giản đơn hơn về cấu trúc

Lăng Dục Đức có phần giản đơn hơn về cấu trúc- Ảnh: Sưu tầm

 

Lăng Dục Đức mang dấu ấn của một Việt nam giản dị cổ xưa. Kiến trúc của lăng có phần giản dị và mộc mạc hơn so với những lăng còn lại. Nếu du khách có một chuyến du lịch Huế thì hãy một lần ghé thăm nơi đây, dâng lên nén hương như để tưởng nhớ 3 vị vua nhà Nguyễn này.

 

Cổng vào An Lăng qua bức ảnh xưa

Cổng vào An Lăng qua bức ảnh xưa- Ảnh: Sưu tầm

 

LĂNG KHẢI ĐỊNH -  DẤU ẤN VIỆT NAM TRÊN TỪNG ĐƯỜNG NÉT TINH TẾ

 

Nằm bên ngoài kinh thành Huế là lăng mộ của vua Khải Định, vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Lăng Khải Định còn gọi là Ứng Lăng toạ lạc trên triền núi Châu Chữ hay Châu Ê. Lăng được xây dựng từ năm 1920 ngay sau khi Khải Định lên ngôi.

 

Lăng vua Khải Định toát lên vẻ đẹp công phu

Lăng vua Khải Định toát lên vẻ đẹp công phu- Ảnh: Sưu tầm

  

Về kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi sự pha trộn kiến trúc Đông Tây Kim Cổ lạ thường, với các tác phẩm nghệ thuật ghép tranh sành sứ độc đáo. Tham quan lăng Khải Định, du khách có thể chiêm ngưỡng đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sành sứ:


"Tứ diện hiến kỳ quan, phong cảnh biệt khai vũ trụ.

Ức niên chung vượng khí, giang sơn trường hộ trừ tư.”

(Bốn mặt đều là kỳ quan, phong cảnh mở ra một vũ trụ biệt lập.

Muôn năm hun đúc nên vượng khí, núi sông giúp đỡ mãi hoài).

 

Đỉnh cao từ nghệ thuật sành sứ hội tụ tại lăng Khải Định

Đỉnh cao từ nghệ thuật sành sứ hội tụ tại lăng Khải Định- Ảnh: Long Dinh

 

Dù là mang màu sắc gì đi chăng nữa, thanh thoát hay tinh tế, hài hòa hay chấm phá những nét bút trữ tình thì lăng nhà Nguyễn đều quy tụ lại một ý nghĩa quan trọng - đó là dấu ấn của một Việt Nam xưa. Vừa được tham quan, vừa biết thêm được lịch sử nước nhà thì thật thú vị phải không nhỉ?

 Bài viết được sưu tầm. Bàiviết và hình ảnh đăng với mục đích chia sẽ, nếu có vi phạm bản quyên vui lòngliên hệ 19002011, chúng tôi sẽ chỉnh sửa.

Đánh giá bài viết này : (5/5) (1 lượt đánh giá)
Tôi là Dương Phan Quốc Văn, hiện là Founder & CEO Công ty cổ phần xây dựng Hải Đăng Travel - đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch lữ hành.Tôi có hơn 18 năm kinh nghiệm trong ngành Hướng dẫn viên du lịch với kỹ năng chuyên nghiệp và vốn hiểu biết sâu rộng;14 năm xây dựng và phát triển thương hiệu Hải Đăng Travel, dẫn dắt công ty đạt nhiều danh hiệu lớn trong lĩnh vực du lịch như Tập thể lao động tiên tiến năm 2017, bằng khen vinh danh doanh nghiệp có đóng góp phát triển ngành du lịch Phú Yên năm 2016. Ngoài ra, tôi còn được phong tặng danh hiệu: Doanh nhân cống hiến và Doanh nhân trẻ tiêu biểu thành phố Hồ Chí Minh.

Chia sẻ ngay

Tổng quan bài viết

Bài viết cùng chủ đề

Gọi ngay: 0911.2222.88