MÈN MÉN - NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA NGƯỜI MÔNG
24/11/2024
Hà Giang – vùng đất có địa hình vô cùng hiểm trở với 3/4 là núi đá, đúng với câu nói của đồng bào nơi đây “sống trên đá, chết vùi trong đá”. Cuộc sống của đồng bào thiểu số rất vất vả, quanh năm trồng ngô trong từng hốc đá. Chính vì vậy lương thực chủ yếu của nơi đây là ngô.
15 lễ hội ngày Tết của Việt Nam không thể bỏ lỡ
Điểm bắn pháo hoa Tết Dương Lịch 2025 đẹp nhất: Bạn đã biết chưa?
Các nước ăn Tết âm giống Việt Nam - Bạn đã biết chưa?
Du lịch Nhật Bản dịp Tết - Đón không khí xuân độc đáo tại xứ Phù Tang
Tết nên đi du lịch nước ngoài ở đâu? Điểm danh những thiên đường du lịch Tết 2025!
Hà Giang – vùng đất có địa hình vô cùng hiểm trở với 3/4 là núi đá, đúng với câu nói của đồng bào nơi đây “sống trên đá, chết vùi trong đá”. Cuộc sống của đồng bào thiểu số rất vất vả, quanh năm trồng ngô trong từng hốc đá. Chính vì vậy lương thực chủ yếu của nơi đây là ngô. Cũng chính từ nguồn lương thực chủ yếu này, người Mông đã cho ra đời món đặc sản có một không hai mà bất cứ du khách nào đặt chân đến Hà Giang đều muốn thưởng thức đó chính là Mèn Mén.
Hình ảnh sưu tầm
Cách gọi mèn mén bắt nguồn từ tiếng quan hỏa (Trung Quốc) có nghĩa là bột ngô hấp. Làm mèn mén không phức tạp nhưng cũng qua nhiều công đoạn và đòi hỏi sự kinh nghiệm nhất định. Hạt ngô tẻ được tách khỏi lõi ngô, xay thành bột, sàng bớt vỏ. Khi có bột ngô vừa ý, người ta rắc thêm chút nước, đảo đều đến khi bột ngô tơi ra rồi đặt vào chỗ gỗ đồ chín trong chảo nước.
Hình ảnh sưu tầm
Người Mông làm bột ngô thường xay thủ công bằng loại cối đá hai thớt chồng lên nhau, rất nặng và khó thao tác. Ngô ban đầu được xay tróc hết vỏ, rồi mới xay đến khi thành bột mịn. Việc đồ mèn mén cũng phải mất hai lần. Đồ lần đầu để tẩm nước vào bột ngô, để bột ngô tơi, không vón cục người ta cần tính toán thời gian hợp lý, ngô già hay ngô non đều cần thời gian khác nhau. Sau lần đồ đầu tiên, bột ngô được dỡ ra nia, đảo tơ, lọc ra những mảng ngô già lửa rồi tiếp tục đặt ngô vào chõ lần thứ hai cho bột chín hẳn, khi đó việc nấu mèn mén mới được coi là hoàn tất.
Vị mèn mén chín thơm lan tỏa, bùi ngọt, đậm đà, ăn càng chậm rãi, nhai càng kỹ càng thấy thấm hương thấm vị. Vì mèn mén khá khô, dẻo nên nếu dùng trong bữa chính, mèn mén thường được ăn kèm canh rau cải hoặc đậu chúa (xáo lẩu) để không bị nghẹn. Trong các chợ phiên, mèn mén có thể ăn cùng thắng cố. Còn một món nữa nếu ăn mèn mén không có nó thì mất cả ngon đó là ớt nướng, do điều kiện thời tiết ở vùng cao rất giá lạnh nên người Mông ăn ớt rất giỏi để chống rét, ớt càng cay càng tốt, đúng vị nhất phải là ớt thóc, quả nhỏ xíu như hạt thóc, đem nướng lên giã với muối, ăn cùng với mèn mén cứ gọi là ngon tuyệt.
Hình ảnh sưu tầm
Kể cả với những người Mông cao tuổi, không ai còn nắm rõ lịch sử ra đời của mèn mén chỉ biết rằng món ăn giản dị đã gắn bó với viên đá, hòn sỏi vùng cao, nơi trồng được hạt thóc khó khăn gấp trăm lần tạo một nương ngô. Ngày nay, cuộc sống người Mông đã có phần sung túc, trong bữa ăn hàng ngày đã có bát ngọc thực trắng trong. Tuy nhiên vào mỗi dịp lễ tết, mèn mén vẫn được nấu và trân trọng đặt lên bàn thờ gia tiên, như một cách người Mông nhớ về cội rễ khó khăn của mình. Du khách muốn thưởng thức mèn mén có thể lên thăm các chợ phiên vùng cao như Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương... như một cách gần gũi để tiếp cận với văn hóa ẩm thực độc đáo của người Mông vùng Tây Bắc.