Ngôi làng Bát Quái đi vào không thấy đường ra
24/11/2024
Tới làng Bát Quái Gia Cát ở Trung Quốc, bạn sẽ ngỡ như lạc giữa mê cung, không tìm thấy đường ra.
15 lễ hội ngày Tết của Việt Nam không thể bỏ lỡ
Điểm bắn pháo hoa Tết Dương Lịch 2025 đẹp nhất: Bạn đã biết chưa?
Các nước ăn Tết âm giống Việt Nam - Bạn đã biết chưa?
Du lịch Nhật Bản dịp Tết - Đón không khí xuân độc đáo tại xứ Phù Tang
Tết nên đi du lịch nước ngoài ở đâu? Điểm danh những thiên đường du lịch Tết 2025!
Làng Bát Quái Gia Cát nằm phía tây thành phố Lan Khê thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ngôi làng này có lịch sử hơn 660 năm, là quê hương của hậu thế Gia Cát Lượng, chính trị gia, chỉ huy quân sự, Thừa tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc (năm 220-265). Hầu hết dân làng ở đây đều mang họ Gia Cát.
Ngôi làng được thiết kế và xây dựng dựa trên các nguyên tắc bát quái trong phong thuỷ. Gia Cát Lượng sinh ra ở Sơn Đông, sau đó chuyển đến Long Trung, Hồ Bắc, ở cùng cha và chú. Điều kỳ lạ là những nơi này không có ngôi làng nào tập trung con cháu của Gia Cát Lượng.
Theo gia phả còn lại ở Lan Khê, hậu duệ thứ 14 của Gia Cát Lượng đã chuyển đến huyện Thủ Trường ở Chiết Giang để nhậm chức vụ quan huyện và ở lại từ đó. Mãi đến đời con cháu thứ 28, Gia Cát Đại Sư mới chuyển đến làng Gia Cát và định cư.
Nhiều đời qua đi, ngôi làng vẫn giữ nguyên vẹn, được bảo tồn tốt với hơn 200 căn nhà từ triều đại nhà Minh và Thanh. Làng là một di sản sống khổng lồ. Trong đó, một số ngôi nhà nổi bật như 18 nhà thờ tổ tiên với kích cỡ khác nhau, 4 ngôi đền, 3 vòm đá và 2 biệt thự vườn.
Nơi tưởng niệm Gia Cát Lượng và nhà thờ tổ tiên chính của gia tộc Gia Cát là 2 địa điểm quan trọng nhất của làng. Nơi tưởng niệm Gia Cát Lượng duy nhất ở miền nam Trung Quốc, được xây dựng cách đây khoảng 600 năm. Nhà thờ tổ tiên chính của gia tộc Gia Cát được xây dựng vào thời nhà Minh.
Nhìn từ trên xuống, trung tâm làng là một khoảng trống hình bát quái, giữa là hồ nước lớn hình thái cực âm và được bao quanh bởi những ngôi nhà cổ san sát. Điều bí ẩn hơn là ngôi làng được bao quanh bởi 8 ngọn núi nhỏ, gợi liên tưởng đến trận đồ bát quái của Gia Cát Lượng.
Kiến trúc của làng Gia Cát như một mê cung, có tính năng phòng vệ, khiến du khách vào dễ, ra khó. Vì vậy, khi tham quan nơi đây, bạn nên mang theo la bàn.
Bài viết được sưu tầm. Bài viết và hình ảnh đăng với mục đích chia sẽ, nếu có vi phạm bản quyên vui lòng liên hệ 19002011, chúng tôi sẽ chỉnh sửa.