Responsive Navbar

PHẢN ỨNG THÔNG THƯỜNG SAU KHI TIÊM VACCINE CHO TRẺ

Quốc Văn

23/11/2024

Hiện nay khi thế giới chưa nghiên cứu ra thuốc đặc trị covid-19 thì việc tiêm vaccine gần như là biện pháp được ưu tiên hàng đầu ở hầu hết các quốc gia. Và việt nam cũng không ngoại lệ.

Khi đối tượng trưởng thành được phủ từ 1-2 mũi vaccine rồi thì phương án tiêm cho trẻ em được tính toán đến. Và tất nhiên tiêm loại gì và liều lượng bao nhiêu cũng như độ tuổi nên tiêm ở trẻ đã được tìm hiểu, nghiên cứu rõ ràng từ bộ y tế và được chỉ định khi tiêm.

Tuy nhiên có khá nhiều lo ngại của các bậc phụ huynh về những tác dụng phụ hoặc những phản ứng của trẻ sau khi tiêm sẽ như thế nào? Liệu có nguy hiểm và nên tiêm hay không?...

Dưới đây những thông tin về các phản vệ của trẻ sau khi tiêm vaccine mà các bậc phụ huynh nên biết để cùng đồng hành với trẻ sau khi tiêm vaccine:

Tương tự như người trưởng thành thì ở trẻ cũng có những cơ chế phản vệ đối với bất cứ sự xâm nhập ngoại vi nào vào cơ thể. Hệ miễn dịch được kích hoạt để nhận biết loại vaccine khi đưa vào cơ thể có hại hay không.

Những phản ứng thông thường khi trẻ tiêm Vaccine là:

Các phản ứng phụ nhẹ có thể xảy ra sau 1-2 ngày: Trẻ thấy đau tại vùng tiêm, sưng, thay đổi màu sắc (đỏ , tím tại chỗ tiêm), mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, đau khớp, ớn lạnh, sốt nhẹ . Đây là những  phản ứng thông thường nên cha mẹ và trẻ không quá lo lắng. Đối với các phản ứng này, cha mẹ nên khuyên con hạn chế cử động vùng tiêm để giảm bớt triệu chứng. Có thể dùng thuốc hạ sốt để uống khi sốt/giảm đau. Trường hợp Các phản ứng sau tiêm thường xuất hiện trong vòng 30 phút hoặc 24 giờ sau tiêm, một số trường hợp có thể kéo dài 72 giờ. Vì thế cần theo dõi kĩ trong ba ngày đầu để ý những phản ứng nguy hiểm xảy ra sau tiêm với trẻ.

Phản ứng thông thường sau khi tiên vaccine covid ở trẻ em

Phản ứng thông thường sau khi tiên vaccine covid ở trẻ em (ảnh internet)

Ngoài ra, có thể xuất hiện tình trạng mặc dù là không phổ biến như: nổi mề đay, sưng hạch cổ họng/miệng, khó thở, lơ mơ, ngủ gà ngủ gật, sốt cao trên 40 độ, co giật hoặc tê bì tay chân. Khi có những phản ứng này cần báo ngay với đơn vị tiêm hoặc cơ sở y tế gần nhất để được xử lý.

Bên cạnh đó, cần theo dõi triệu chứng sau tiêm (ít xảy ra) như:  là tức ngực, khó thở, đánh trống ngực... Khi xuất hiện các triệu chứng trên các em cũng nên thông báo sớm cho cha mẹ hoặc người giám hộ được biết.

Một điều nữa mà các  bậc cha mẹ hay băn khoăn đó là việc tiêm kết hợp vaccine phòng covid với các vaccine  phòng bệnh khác có tương tác hay ảnh hưởng gì không?. Câu trả lời là vaccine covid không là vaccine sống nên là về nguyên tắc nó có thể tiêm cùng với bất kì loại vaccine khác tại cùng một thời điểm, thường sẽ tiêm ở hai vị trí khác nhau.

Ý kiến chuyên gia về các phản ứng của trẻ sau khi tiêm vacine

Theo Bà PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Phó trưởng ban điều hành chương trình Tiêm chủng mở rộng (Bộ Y tế) thì: Trẻ có thể gặp các phản ứng đau đầu khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt. Đặc biệt, các trẻ sau tiêm Pfizer mũi 2 phản ứng nhiều hơn mũi 1. Trong đó, tỷ lệ 1/10 - 100 tiêm có nôn, mẩn đỏ. Tỷ lệ dưới 1/1.000 sau tiêm có nổi hạch, mất ngủ, đau các chi, ngứa tại vết tiêm... "Đối với 2 phản ứng nặng như viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim sau tiêm vaccine COVID-19 rất hiếm gặp. Tuy nhiên có ghi nhận phản ứng ở trẻ em nam cao hơn 6-10 lần trẻ gái. Do đó, phụ huynh theo dõi và nhắc trẻ không hoạt động mạnh, không chơi thể thao ít nhất trong 3 ngày sau tiêm". Ngoài ra, một số phụ huynh lo ngại tiêm vaccine COVID-19 có thể ảnh hưởng lâu dài tới thế hệ tương lai, gây biến đổi gen, bệnh di truyền. "2 loại vaccine được cấp phép sử dụng đều là vaccine thành phần mRNA, đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép tiêm chủng cho trẻ em. Thành phần này của virus hoàn toàn không tương tác với ADN của người nên không có nguy cơ gây rối loạn biến đổi gen hoặc ảnh hưởng lâu dài, hình thành các bệnh ung thư, vô sinh, Cho đến hiện nay, chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa việc sử dụng 2 vaccine này với các bệnh trên".

Bên cạnh đó theo: TS. Nguyễn Huy Luân – Trưởng Đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết: Đối với vaccine, việc tiêm sẽ không tính theo thể trọng mà tính theo mức độ đáp ứng miễn dịch tức là với liều bao nhiêu thì nó sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch mong muốn. Do đó các nghiên cứu được thực hiện sẽ tìm liều lượng thấp nhất mà có thể tạo ra đáp ứng miễn dịch. Cũng theo TS. Luân, với trẻ em lứa tuổi nhỏ hơn thường cần mức độ kháng nguyên cao, tuy nhiên lứa 16-17 tuổi  khá gần với người lớn, do đó độ tuổi này đáp ứng miễn dịch tương đối hoàn chỉnh. Nhóm này đang là nhóm tạo ra đáp ứng miễn dịch khá tốt, thường trên nhóm này cần liều lượng kháng nguyên vừa phải không cần liều lượng kháng nguyên cao để tạo ra đáp ứng miễn dịch.

Và qua những nghiên cứu cũng như nhận định từ các chuyên gia đầu ngành thì những phản ứng thông thường sau khi tiêm Vaccine cho trẻ cũng gần như người lớn chỉ có những trường hợp hiếm mới gặp. Và việc sử dụng loại vaccine nào, liều lượng bao nhiêu là đủ để trẻ tạo ra miễn dịch đều đã được làm rõ. Nên các bậc phụ huynh yên tâm cũng như theo sát các bé sau khi tiêm là được.

Đánh giá bài viết này : (5/5) (1 lượt đánh giá)
Tôi là Dương Phan Quốc Văn, hiện là Founder & CEO Công ty cổ phần xây dựng Hải Đăng Travel - đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch lữ hành.Tôi có hơn 18 năm kinh nghiệm trong ngành Hướng dẫn viên du lịch với kỹ năng chuyên nghiệp và vốn hiểu biết sâu rộng;14 năm xây dựng và phát triển thương hiệu Hải Đăng Travel, dẫn dắt công ty đạt nhiều danh hiệu lớn trong lĩnh vực du lịch như Tập thể lao động tiên tiến năm 2017, bằng khen vinh danh doanh nghiệp có đóng góp phát triển ngành du lịch Phú Yên năm 2016. Ngoài ra, tôi còn được phong tặng danh hiệu: Doanh nhân cống hiến và Doanh nhân trẻ tiêu biểu thành phố Hồ Chí Minh.

Chia sẻ ngay

Bài viết cùng chủ đề

Gọi ngay: 0911.2222.88