Responsive Navbar

Khám phá nét độc đáo trong phong tục Tết miền Tây

Quốc Văn

21/11/2024

Bạn đã bao giờ trải nghiệm phong tục Tết miền Tây - nơi sông nước giao hòa cùng những phong tục Tết truyền thống đầy màu sắc chưa?

Từ chợ nổi tấp nập đến những bữa cơm gia đình đầm ấm, Tết miền Tây không chỉ là dịp đoàn tụ mà còn là hành trình cho du khách khám phá nền văn hóa đầy màu sắc của nơi đây. Hãy cùng Hải Đăng Travel tìm hiểu những phong tục Tết miền Tây để cảm nhận được không khí rộn ràng và bình yên ở miền sông nước này nhé!

Khám phá phong tục Tết miền Tây

Tết miền Tây là dịp những người con xa quê trở về với gia đình và là khoảng thời gian để người dân nơi đây giữ gìn, thực hiện các tục lệ truyền thống vào ngày Tết. Những phong tục tập quán đặc sắc không chỉ thể hiện sự tôn kính với tổ tiên mà còn phản ánh đời sống tinh thần phong phú của người dân miền sông nước. Dưới đây là những phong tục Tết miền Tây nổi bật:

1. Tảo mộ ngày Tết

Vào khoảng thời gian từ ngày 23 tháng Chạp đến ngày 30 tháng Chạp, con cháu trong gia đình sẽ đi thăm và quét dọn mồ mả ông bà tổ tiên. Đây là cách mà con cháu thể hiện sự thành kính, hiếu đạo với ông bà tổ tiên và những người đã mất. Con cháu thường sẽ mang theo trái cây, nhang đèn để viếng và mời ông bà về nhà ăn Tết.

Tảo mộ ngày tết

2. Gói bánh tét cùng gia đình

Bánh tét là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết miền Tây. Tất cả các thành viên trong gia đình đều quây quần cùng nhau gói bánh tét. Mỗi người một việc: người thì trải nếp trên lá, người thì buộc bánh, đàn ông thì nhóm lửa nấu một nồi nước thật to đợi bánh gói xong thì thả vào nước để nấu bánh. Mọi người vừa làm vừa hỏi thăm nhau tạo ra một không khí rôm rả, nhộn nhịp dần dần trở nên một nét văn hóa không thể thiếu trong phong tục Tết miền Tây. 

Gói bánh tét cùng gia đình

3. Cúng ông bà tổ tiên và dọn dẹp nhà cửa

Việc đầu tiên khi Tết đến xuân về của không chỉ người miền Tây mà của nhiều người dân Việt Nam là dọn dẹp nhà cửa. Thậm chí, nhiều người còn đặt tên cho dịp này là ngày dọn dẹp toàn dân hay ngày dọn dẹp Việt Nam. Việc dọn dẹp nhà cửa sao cho sạch sẽ tươm tất mang hàm ý dẹp đi những điều xui xẻo của năm cũ, đón may mắn và những điều tươi sáng trong năm mới. Nhiều gia đình thường hay tổng vệ sinh nhà cửa trước Tết tầm 10 ngày để có nhiều thời gian chuẩn bị cho nhiều việc khác để đón Tết.

Cúng ông bà tổ tiên và dọn dẹp nhà cửa

4. Đi chùa đầu năm

Đi chùa đầu năm là một nét đẹp truyền thống trong dịp Tết miền Tây. Người dân miền Tây thường sẽ đi lễ chùa đầu năm nằm bày tỏ sự thành kính với Đức Phật, các vị tổ tiên và cầu mong một năm mới sức khỏe bình an cho gia đình. Bên cạnh đó, miền Tây với hệ thống chùa chiền phong phú như chùa Vĩnh Tràng, chùa Dơi là điểm đến quen thuộc của người dân và du khách mỗi dịp Tết. Tục đi chùa ngày Tết miền Tây mang đến sự thanh tịnh và hy vọng cho một năm mới thịnh vượng an khang.

Đi chùa đầu năm

5. Lì xì và chúc Tết

Lì xì và chúc Tết là một trong những phong tục không thể thiếu trong mỗi gia đình miền Tây. Trẻ em háo hức chờ đợi những bao lì xì đỏ, biểu tượng cho may mắn và thịnh vượng. Người lớn trao nhau lời chúc tốt đẹp, cầu mong cho một năm mới thành công và an khang. Những câu chúc Tết miền Tây thường mộc mạc giản đơn, nhưng chứa đầy sự chân thành, thân thiết, đúng với tinh thần giản dị, ấm áp của con người nơi đây.

Lì xì và chúc Tết

Hoạt động văn hóa ngày Tết miền Tây

Miền Tây sông nước không chỉ thu hút khách du lịch bởi cảnh đẹp bình dị mà còn bởi những hoạt động văn hóa độc đáo chỉ có trong dịp Tết Nguyên Đán. Những hoạt động này không chỉ mang lại không khí vui tươi mà còn thể hiện nét đặc trưng riêng biệt của vùng đất này. 

Vậy thì Tết đi đâu chơi ở miền Tây? Hãy cùng Hải Đăng Travel khám phá những hoạt động văn hóa trong phong tục Tết miền Tây nhé!

1. Chợ Tết trên sông

Nhắc đến Tết miền Tây là ta sẽ nhớ ngay đến hình ảnh những phiên chợ Tết rộn ràng trên sông. Chợ Tết trên sông không chỉ là nơi buôn bán mà còn là điểm giao lưu văn hóa, mang đậm bản sắc riêng của vùng sông nước. Các ghe thuyền lớn nhỏ đầy ắp hàng hóa từ hoa Tết, trái cây đến các món đặc sản phục vụ cho ngày Tết tạo nên một khung cảnh nhộn nhịp và đầy sắc màu. 

Chợ Tết trên sông

Một trong những chợ Tết trên sông nổi tiếng là Chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ hay Chợ nổi Cái Bè ở Tiền Giang, nơi mà du khách có thể cảm nhận trọn vẹn nét đẹp đặc trưng của phong tục Tết miền Tây. Đến đây, bạn sẽ được trải nghiệm không khí náo nhiệt, cùng hòa mình vào nhịp sống sôi động và thưởng thức các món ăn đặc sản dân dã ngay trên sông.

2. Hát bội và các lễ hội dân gian

Bên cạnh chợ Tết trên sông, hát bội và các lễ hội dân gian cũng là những hoạt động văn hóa đặc trưng của phong tục Tết miền Tây. Hát bội - một loại hình nghệ thuật dân gian mang đậm màu sắc truyền thống thường được tổ chức tại các đình, chùa hay khu dân cư để phục vụ bà con trong những ngày đầu xuân. Không chỉ là một loại hình giải trí, hát bội còn mang ý nghĩa cầu chúc may mắn, bình an cho cộng đồng trong năm mới.

Hát bội và các lễ hội dân gian

Ngoài hát bội, miền Tây còn có nhiều lễ hội dân gian đặc sắc như Lễ hội đua ghe ngo của người Khmer tại Sóc Trăng, Lễ hội mừng lúa mới tại An Giang, hay Lễ hội Nghinh Ông tại Bạc Liêu. Những lễ hội này không chỉ là dịp để mọi người quây quần, vui chơi mà còn là cơ hội để tôn vinh và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời. Đây cũng là nét riêng của phong tục Tết miền Tây, làm cho không khí xuân thêm phần sôi động và đầy màu sắc.

3. Trò chơi dân gian ngày Tết

Những trò chơi dân gian cũng là một phần không thể thiếu trong các hoạt động ngày Tết miền Tây. Các trò chơi quen thuộc như kéo co, bịt mắt bắt dê, chọi gà hay đánh đu sẽ được tổ chức để gắn kết những con người và du khách khi đến đây. Một trong những trò chơi được ưa chuộng nhất là đá gà - hoạt động truyền thống không chỉ thể hiện sự khéo léo mà còn mang lại ý nghĩa cầu chúc may mắn cho người tham gia.

Trò chơi dân gian ngày Tết

Ngoài ra, trong những ngày đầu xuân, các sân đình hay những khu chợ quê thường tổ chức các cuộc thi hái lộc, đập niêu và nhiều trò chơi dân gian khác, thu hút sự tham gia của cả người lớn và trẻ nhỏ. Chính những trò chơi này đã tạo nên một không khí Tết miền Tây đầy sôi động, vui vẻ và gắn kết, là điểm nhấn khó quên đối với bất kỳ ai từng trải nghiệm Tết ở đây.

Những món ăn truyền thống của Tết miền Tây

Mâm cỗ ngày Tết của người dân miền Tây Nam Bộ không chỉ mang đậm đà hương vị địa phương mà còn chưa đựng nhiều ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Cùng Hải Đăng Travel điểm qua các món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết miền Tây nhé!

1. Bánh tét

Nhắc đến phong tục Tết miền Tây, không thể không nhắc đến bánh tét – một món ăn truyền thống quen thuộc của người dân nơi đây. Khác với bánh chưng của miền Bắc, bánh tét miền Tây được gói thành hình trụ dài, bên trong là nếp dẻo, đậu xanh và nhân thịt mỡ. Bánh tét được gói bằng lá chuối và luộc chín, mang hương vị dẻo, thơm ngon, béo ngậy đặc trưng. Mỗi dịp Tết đến, các gia đình miền Tây lại cùng nhau gói bánh tét để dâng cúng tổ tiên, bày biện trên mâm cỗ và cùng nhau thưởng thức trong những ngày đầu năm mới. 

Bánh tét

2. Thịt kho hột vịt

Thịt kho hột vịt là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết miền Tây. Món này được làm từ thịt ba chỉ và hột vịt, kho chung với nước dừa tươi cho đến khi thịt mềm, thấm đẫm gia vị và có màu nâu óng ánh. Hương vị thơm ngon, béo ngậy của thịt kết hợp với vị bùi bùi béo béo của hột vịt tạo nên một món ăn hấp dẫn, đầy đặn và đậm chất miền Tây. Thịt kho hột vịt không chỉ là món ăn ngon mà còn có ý nghĩa tượng trưng cho sự sung túc và no đủ trong năm mới.

Thịt kho hột vịt

3. Canh khổ qua

Canh khổ qua là món ăn đặc trưng trong mâm cỗ Tết miền Tây với ý nghĩa xua đuổi mọi điều khó khăn, gian khổ của năm cũ. Món canh này được nấu từ khổ qua (mướp đắng) có nhồi thịt bên trong, sau đó hầm cho mềm. Vị đắng nhẹ của khổ qua kết hợp với phần thịt ngọt mềm, mọng nước của thịt tạo nên hương vị độc đáo, thanh mát. Người miền Tây tin rằng ăn canh khổ qua vào đầu năm sẽ mang lại may mắn, giúp cả năm được suôn sẻ, bình an.

Canh khổ qua

4. Tôm kho tàu

Tôm kho tàu là một món ăn thơm ngon, đậm đà, thường xuất hiện trong mâm cơm Tết miền Tây. Tôm sau khi được làm sạch sẽ được kho với nước dừa và gia vị, tạo nên hương vị ngọt thanh, béo ngậy. Món tôm kho tàu là món ăn vừa thể hiện đậm vị hương vị quê nhà miền Tây vừa mang ý nghĩa về sự may mắn và thịnh vượng, với màu đỏ tươi của tôm biểu tượng cho hạnh phúc và tài lộc trong năm mới.

Tôm kho tàu

5. Lạp xưởng, củ kiệu muối

Lạp xưởng và củ kiệu muối là bộ đôi không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết miền Tây. Lạp xưởng miền Tây có hương vị đặc trưng, được làm từ thịt heo và mỡ, sau đó phơi khô và nướng lên khi ăn. Thịt mặn mặn béo kết hợp với vị chua chua, giòn giòn của củ kiệu muối tạo nên hương vị độc đáo, hấp dẫn. Đây cũng là món nhắm quen thuộc trong các buổi tiệc đầu xuân, góp phần làm phong phú thêm thực đơn ngày Tết.

Lạp xưởng, củ kiệu muối

6. Dưa hấu, mứt dừa
Điều đặc biệt nhất trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Tây là có thêm dĩa hoa quả. Sau khi thưởng thức các món ăn đậm vị đầy chất béo thì hương vị thanh mát sẽ dễ tiêu hóa và cân bằng vị hơn. Dưa hấu với lớp vỏ xanh mát và ruột đỏ biểu trưng cho sự may mắn, thịnh vượng. Người miền Tây thường bày dưa hấu trên bàn thờ hoặc ăn trong những ngày đầu năm để cầu chúc một năm mới đầy phước lành. Bên cạnh đó, mứt dừa với hương vị ngọt ngào, béo bùi cũng là món ăn quen thuộc, thể hiện sự sum vầy, đầm ấm của gia đình trong dịp Tết.

Dưa hấu, mứt dừa

Tổng kết

Phong tục Tết miền Tây không chỉ mang đến không khí rộn ràng, nhộn nhịp mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa lâu đời của người dân nơi đây. Nếu bạn đang tìm kiếm một hành trình thú vị cho kỳ nghỉ Tết này, hãy tham khảo các tour du lịch tết 2025 trọn gói của Hải Đăng Travel để có thể khám phá trọn vẹn vẻ đẹp bình dị và đầy ấm áp của Tết miền Tây. 
Đánh giá bài viết này : (5/5) (1 lượt đánh giá)
Tôi là Dương Phan Quốc Văn, hiện là Founder & CEO Công ty cổ phần xây dựng Hải Đăng Travel - đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch lữ hành.Tôi có hơn 18 năm kinh nghiệm trong ngành Hướng dẫn viên du lịch với kỹ năng chuyên nghiệp và vốn hiểu biết sâu rộng;14 năm xây dựng và phát triển thương hiệu Hải Đăng Travel, dẫn dắt công ty đạt nhiều danh hiệu lớn trong lĩnh vực du lịch như Tập thể lao động tiên tiến năm 2017, bằng khen vinh danh doanh nghiệp có đóng góp phát triển ngành du lịch Phú Yên năm 2016. Ngoài ra, tôi còn được phong tặng danh hiệu: Doanh nhân cống hiến và Doanh nhân trẻ tiêu biểu thành phố Hồ Chí Minh.

Chia sẻ ngay

Bài viết cùng chủ đề

Gọi ngay: 0911.2222.88