Responsive Navbar

Khám phá Chùa ông núi: Tượng phật lớn nhất Đông Nam Á

Quốc Văn

28/04/2024

Khi đến Bình Định - Quy Nhơn, bên cạnh những bãi biển xinh đẹp thì còn có một địa danh vô cùng nổi tiếng được du khách đặc biệt săn đón đó chính là chùa Ông Núi. Nơi đây được mệnh danh là ngôi chùa cổ với bức tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á được khánh thành vào đầu năm 2023. Cùng Hải Đăng Travel khám phá những thông tin về địa điểm du lịch Chùa ông núi: Tượng phật lớn nhất Đông Nam Á để hiểu thêm về vẻ đẹp mang nhiều ý nghĩa sâu sắc mà ngôi chùa này mang đến.

I. Đôi nét về lịch sử của chùa Ông Núi

Đôi nét về lịch sử của chùa Ông Núi

Từ xa xưa, cái tên Linh Phong đã được nhắc đến trong sách “Đại Nam Nhất Thống Chí” tại “Tia Sơn – Vọng Hải”: Chùa Linh Phong ở thôn Phương Phi, huyện Phù Cát, tựa lưng vào núi cao (núi Bà), mặt nhìn ra đầm cạn (tức đầm Thị Nại), xung quanh có nước suối bao quanh, phong cảnh tươi đẹp. Ngày nay, người dân tỉnh Bình Định thường gọi chùa Linh Phong Thiền Tự với cái tên quen thuộc hơn, đó là Ông Núi. Ngày nay, chùa Ông Núi đã trở thành một trong những di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia của Việt Nam.

Đến nay, chùa mang tên Ông Núi đã qua hơn 12 đời thừa kế. Hàng năm đều có lễ hội được diễn ra vào ngày 24-25 tháng Giêng âm lịch cùng vào ngày giỗ của ông Tổ Viên Minh trong chùa. Vào dịp này, hàng nghìn người dân trong tỉnh và các du khách hành hương đều về viếng lễ Phật để được tham quan ngắm cảnh, đi qua hang Tổ nhằm dâng hương tưởng nhớ công đức của Ông Núi, cầu cho một năm mới an khang, thịnh vượng.

Đôi nét về lịch sử của chùa Ông Núi

Theo tư liệu chùa biên soạn năm 2001, chùa do ông Tô Giám Huyền và đệ tử Tánh Bảng (Lê Ban) sáng lập vào năm Giáp Tý (1684) niên hiệu Chánh Hòa thứ 5 đời vua Lê Hy Tông (theo sách “Đại Nam nhất thống chí” thì chùa được thành lập năm 1702 niên hiệu Chánh Hòa thứ 11. Phía trước có dòng nước từ trên đỉnh núi chảy xuống nên động được gọi là “Dũng Tuyền Thạch Cốc” (động đá có nước chảy xối xả). Sau đó, võ sư Giám Huyền giao cho đệ tử Lê Ban vào phía Nam hành đạo.

Theo một số thư tịch, nhà sư thường xuất hiện trước mắt người dân trong vùng dưới chiếc áo tự làm bằng vỏ cây rừng nên được người dân “gán” cho danh hiệu “Mộc y Sơn ông” (nghĩa là “ông núi người mặc áo bằng vỏ cây”). Vì vậy, cái tên Ông Núi bắt nguồn từ danh hiệu “Mộc y Sơn ông” mà người đời dùng để gọi vị chân tu này.

Tương truyền, ban ngày Ông Núi thường vào rừng đốn củi, bó thành từng bó lớn và chỉ có một mình ông khiêng xuống chân núi để ở ngã ba rồi lại trèo lên. Người dân địa phương mang gạo và muối đến đó và sau đó mang củi về sử dụng. Bất cứ khi nào trong vùng có dịch bệnh, nhà sư này sẽ tự mang thuốc đến để chữa bệnh. Điều trị xong ra về ngay mà không nhận bất kỳ khoản thù lao nào.

II. Hướng dẫn di chuyển đến bái kiến Tượng Phật chùa Ông Núi

Hướng dẫn di chuyển đến bái kiến Tượng Phật chùa Ông Núi

Trong trường hợp bạn muốn di chuyển bằng xe máy, bạn có thể chọn xuất phát từ trung tâm thành phố Quy Nhơn đi khoảng 30km để tới xã Cát Tiến, huyện Phù Cát. Nếu bạn không quen đường bạn có thể chọn đi taxi hoặc xe buýt tuyến số 7 để đến ngôi chùa Ông Núi

Khi tham gia các tour du lịch Quy Nhơn, bạn sẽ có thể tiết kiệm được chi phí và đảm bảo an toàn hơn so với đi tự túc. Vì đường đi sẽ khá xa và có những đoạn đèo, dốc cao bạn nên cẩn thận và nghỉ ngơi khi quá mệt. Trải nghiệm ngắm cảnh biển và núi vô cùng hoành tráng trong suốt chuyến đi chắc chắn sẽ khiến bạn xua tan hết mọi buồn phiền trong cuộc sống.

III. Chùa Ông Núi Bình Định có gì đặc biệt?

Phong cảnh nơi đây mang nét đẹp cổ điển mang đậm giá trị văn hóa thiêng liêng. Khi có cơ hội đến chùa Ông Núi, bạn có thể khám phá nhiều điều mới mẻ không chỉ nằm ở ngôi chùa mà còn ở không gian yên bình mà nơi này mang đến.

1. Cảnh đẹp xung quanh nơi chùa Ông Núi

Cảnh đẹp xung quanh nơi chùa Ông Núi

Trước sân của chùa Ông Núi, khi nhìn ra xa bạn có thể thấy khu đầm mang tên Đầm Thị Nại với mặt nước long lanh trải dài dưới ánh nắng. Nhìn về phía Tây và Nam bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp mộc mạc của những mái nhà xen lẫn giữa những đồng lúa xanh thơm ngát.

Một điều cần biết khi đến ngôi chùa này đó là bạn cần phải đi bộ hơn hàng trăm bậc thềm được đúc bằng đá và măng trải dài lên đến đỉnh núi khoảng 100m. Khi đến được nơi đây, bạn hoàn toàn có thể ngắm nhìn được toàn cảnh của bán đảo Phương Mai hùng vĩ.

2. Đường lên Hang Tổ bí ẩn

Đường lên Hang Tổ bí ẩn

Tương truyền hang động này là nơi ông Núi ngồi thiền. Nơi đây có tồn tại một cây cầu nhỏ ở phía tây của chánh điện Linh Phong dẫn đến các mộ Tháp và hang Tổ trên ngọn núi phía sau chùa. Hang Tổ nằm ngay cạnh một con suối, được che kín cả 3 mặt bằng đá tự nhiên giống như một ngôi nhà. Nơi đây  được người dân gọi là là hang Ông Núi từng ở, ngồi thiền và niệm Phật.

Năm 2000, tượng Phật nơi chùa Ông Núi (thiền sư Lê Vân) được dựng và lắp đặt tại hang Tổ. Tượng ông Núi ngồi cao 84 cm được vẽ bằng nhũ vàng, do nghệ nhân Lê  n thực hiện một cách thủ công. Bên trong hang là vách đá dựng đứng mà mẹ thiên nhiên đã tạo nên qua hàng ngàn năm. Có nhiều khoảng thông nhau, giống như các phòng trong một ngôi nhà bằng đá được tạo thành từ các khối lớn. Khi nhìn về phía bên dưới bạn có thể nhìn thấy những khe suối chảy ngang với độ sâu hơn 5m. 

3. Bức tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á

Mặc dù được khởi công xây dựng từ năm 2009 nhưng đến năm 2016, tượng Phật mới chính thức hoàn thành và bắt đầu đưa vào hoạt động. Tượng cao 69 m (tính cả phần chân đế). Điểm đặc biệt của tượng Phật này là không được lắp ráp từng mảnh như các tượng Phật khác mà được đúc hoàn toàn bằng bê tông cốt thép.

Bức tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á

Tượng Phật ngồi trên tòa sen lớn được đặt ở lưng chừng núi có độ cao khoảng 129 m so với mực nước biển với dáng vẻ rất trang nghiêm. Hình ảnh tượng Phật nằm dựa vào núi Bà, nhìn ra biển Đông tượng trưng cho Đức Phật sẽ luôn bảo vệ và mang lại hòa bình cho người dân nơi đây. Dưới chân của pho tượng là trung tâm thuyết pháp Phật giáo, hành lang La Hán, bảo tàng Xá Lợi Phật, thư viện Phật, nơi dành cho du khách đến hành lễ và chiêm bái.

4. Lễ hội nơi chùa Ông Núi

Lễ hội nơi chùa Ông Núi

Cứ đến ngày 24 tháng Giêng hàng năm, nơi đây sẽ có hàng ngàn người dân và du khách hội tụ về ngôi chùa để xin tài lộc, cầu bình an. Vì thế, nếu bạn đang đi du lịch Quy Nhơn vào thời điểm này đừng nên bỏ lỡ việc tham gia lễ hội để cầu chúc may mắn cho bản thân và gia đình tại đây nhé

IV. 2 địa điểm du lịch gần chùa Ông Núi mà bạn có thể ghé thăm

Sau khi chiêm ngưỡng pho tượng phật khổng lồ tại ngôi chùa Ông Núi, bạn có thể tới tham quan địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng gần đó. Dưới đây là hai địa điểm mà bạn có thể tham khảo:

1. Eo gió Quy Nhơn

Eo gió Quy Nhơn

Nơi đây hấp dẫn du khách nhờ vào vẻ đẹp thiên nhiên được kết hợp giữa sự hài hòa của sông nước và mây trời núi non hội tụ. Việc      chỉ cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 20km nên đây hoàn toàn là điểm du lịch lý tưởng. Đến đây, bạn sẽ có thể hít bầu không khí trong lành hiếm có từ thiên nhiên, đảm bảo sẽ giúp bạn xua tan mọi mệt mỏi.

2. Đầm Thị Nại

Đầm Thị Nại

Một địa điểm du lịch khác gần chùa Ông Núi đó chính là đầm Thị Nại. Với diện tích hơn 5000 ha, nổi tiếng bậc nhất với nuôi trồng thủy hải sản. Khi thủy triều rút nước tại mặt đầm sẽ bị rút cạn để lộ ra bãi sình lầy được các sách cổ gọi với cái tên đầm Biển Cạn. Khi ngắm khung cảnh bình minh hay hoàng hôn tại đây bạn sẽ thấy nó như một bức tranh êm dịu, để lại cho bạn nhiều ấn tượng khó phai trong suốt chuyến đi.

Xem thêm: Thông tin chi tiết về lịch thủy triều quy nhơn 2023 để có thể tham quan đầm vào thời điểm thích hợp nhất.

V. Những lưu ý cần biết khi đến tham quan chùa Ông Núi

Những lưu ý cần biết khi đến tham quan chùa Ông Núi

  • Trang phục phù hợp khi vào chùa
Đền chùa là nơi linh thiêng vì vậy khi đến đây hãy chọn quần áo trang nhã và đơn giản phù hợp với bầu không khí của ngôi đền. 
  • Tuyệt đối không đi giày vào Tam Bảo Phật Điện
Đây là điều cấm kỵ vì Phật điện và Tam bảo là những nơi linh thiêng, nơi đặt đinh hương, nhũ hương và nhang. Ngoài ra, nói to cũng bị cấm vì nó làm hỏng bầu không khí của Phật giáo. 
  • Không đi qua cửa chính giữa trong mọi trường hợp
Theo quan niệm của Phật giáo, cửa chính giữa thờ Đức Phật và Đức mẹ. Vì vậy, khi vào chùa bạn cần phải đi vào từ hai bên cổng phụ.
  • Sử dụng hoặc lấy các vật phẩm trong chùa
Đồ cúng chùa là của “chúng sinh”. Thật là một sai lầm lớn nếu chỉ lấy đồ từ chùa. Do đó, khi đến thăm ngôi đền, trong mọi trường hợp không được chạm vào đồ nội thất của ngôi đền mà không được phép. 
  • Gây hỗn loạn và ồn ào trên đất Phật 
Khi đi chùa phải giữ trật tự, tuân thủ các quy định trong chùa. Không được chạy, nhảy, nói to hoặc tạo ra xung đột. Đồng thời, mọi hành vi trong chùa phải đúng mực, không được có những hành động, lời nói làm ảnh hưởng cửa Phật.
ngày.

Và đó là những thông tin chi tiết về địa điểm du lịch chùa Ông Núi được Hải Đăng Travel tổng hợp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn nắm bắt được những điều hữu ích và tận dụng nó trong suốt chuyến du lịch thành phố Quy Nhơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các tour du lịch của Hải Đăng Travel, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp miễn phí nhé!


Đánh giá bài viết này : (5/5) (1 lượt đánh giá)
Tôi là Dương Phan Quốc Văn, hiện là Founder & CEO Công ty cổ phần xây dựng Hải Đăng Travel - đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch lữ hành.Tôi có hơn 18 năm kinh nghiệm trong ngành Hướng dẫn viên du lịch với kỹ năng chuyên nghiệp và vốn hiểu biết sâu rộng;14 năm xây dựng và phát triển thương hiệu Hải Đăng Travel, dẫn dắt công ty đạt nhiều danh hiệu lớn trong lĩnh vực du lịch như Tập thể lao động tiên tiến năm 2017, bằng khen vinh danh doanh nghiệp có đóng góp phát triển ngành du lịch Phú Yên năm 2016. Ngoài ra, tôi còn được phong tặng danh hiệu: Doanh nhân cống hiến và Doanh nhân trẻ tiêu biểu thành phố Hồ Chí Minh.

Chia sẻ ngay

Bài viết cùng chủ đề

Gọi ngay: 0911.2222.88