LIÊU TRAI MỸ THỰC - CƠM ÂM PHỦ
23/11/2024
Cố đô Huế nổi danh với dòng sông Hương thơ mộng khoan nhặt giọng hò, nhã nhạc sênh ca huyền ảo lúc đêm khuya, và một nền ẩm thực cung đình cầu kì, hoa lệ. Nhưng bạn có biết chăng, phía sau lộng lẫy cung đình, có một vị Huế mộc mạc gói gọn trong món ăn trăm năm lịch sử - cơm âm phủ.
15 lễ hội ngày Tết của Việt Nam không thể bỏ lỡ
Điểm bắn pháo hoa Tết Dương Lịch 2025 đẹp nhất: Bạn đã biết chưa?
Các nước ăn Tết âm giống Việt Nam - Bạn đã biết chưa?
Du lịch Nhật Bản dịp Tết - Đón không khí xuân độc đáo tại xứ Phù Tang
Tết nên đi du lịch nước ngoài ở đâu? Điểm danh những thiên đường du lịch Tết 2025!
Cơm âm phủ, là một trong những món ăn tiêu biểu cho nghệ thuật chế biến đậm nét văn hóa ẩm thực Huế. món ăn này được lưu truyền với câu:
“Muốn ăn cơm dĩa trữ tình
Có quán Âm phủ ma rình phía sau”.
Tuy có tên gọi kỳ bí nhưng Cơm âm phủ tạo cho bạn một cảm quan rất Huế bởi từ nguyên liệu đến khâu bày biện, trang trí. Tất cả đều mang tính thôn dã của dân gian vừa phảng phất phong cách cung đình!
Có nhiều giả thuyết lý giải về nguồn gốc cái tên Cơm Âm Phủ
Ngồn gốc của tên Cơm Âm Phủ (Sưu tầm)
Tương truyền rằng, món ăn xứ Huế đặc sắc này xuất hiện từ thời các vua nhà Nguyễn. Nhiều người lớn tuổi ở cố đô kể lại rằng trong một lần vua “vi hành”, cải trang thành thường dân và bất chợt cảm thấy đói bụng nên đã ghé vào một nhà bà lão, gõ cửa xin một bữa cơm. Dù gia cảnh bà lão không dư dã gì nhưng vẫn tiếp đãi người khách lạ bằng một bữa ăn tươm tất với một chén cơm trắng, xếp xung quanh là những món ăn bình thường nhưng đã được thái sẵn, trình bày khá đẹp mắt như dưa leo, các loại rau cải, trứng, thịt. Người lạ, cũng chính là nhà vua ngồi ăn trong một không gian chỉ có ánh đèn dầu leo lét tù mù giữa ngôi nhà nên có cảm giác hơi lạnh sống lưng. Dù vậy, sau một ngày đi đường mệt cùng với cơn đói kéo tới nên vua ăn rất ngon miệng đến hết sạch phần cơm và cũng không nề hà chi cảnh xung quanh nữa. Sau khi ăn xong, vua bèn gọi đó là “cơm Âm phủ” vì nhớ đển khung cảnh ma mị của bữa ăn
Cơm âm phủ xứ Huế
Bên cạnh câu chuyện mang hơi hướng giai thoại ly kỳ này thì cũng có một giả thuyết khác cho biết, câu chuyện cơm âm phủ thực chất là do một doanh nhân mở ra hồi đầu thế kỷ XIX. Quán dựng ở vùng đất vắng, lại thường mở tới khuya phục vụ khách chủ yếu là người đi xem tuồng, hội, ca, múa…
Trong quán chỉ sử dụng một chiếc đèn dầu cháy leo lắt, lại chỉ bán duy nhất món cơm bình dân trộn lẫn với thịt nạc, rau củ quả, ăn kèm nước chấm đủ ngũ sắc (trắng, xanh, vàng, đỏ, đen) nên khách hàng vui miệng mà gọi tên món cơm quán ấy là cơm âm phủ. Giả thuyết này tương đối phù hợp với cái tên gọi kì bí.
Dù truyền thuyết, nguồn gốc cơm âm phủ có khác nhau, nhưng khi món ăn được đưa ra, bạn sẽ bị thu hút bởi sự độc đáo trong nghệ thuật trình bày cũng như hương vị thơm ngon rất khó trộn lẫn. Với món cơm âm phủ truyền thống, thông thường cơm trắng sẽ được đặt ở giữa, xung quanh lần lượt là các món rau củ, thịt nướng, trứng tráng, giò lụa và tôm được đặt đối xứng đan xen với nhau…Thịt ướp nướng than củi xém thơm bên ngoài, bên trong mọng nước. Tôm tươi chấy tơi, đậm đà. Trứng vịt béo ngậy tráng mỏng tang. Rau dưa tùy mùa, tùy bí quyết từng nơi. Nguyên liệu được nêm nếm vừa độ, thái chỉ. Cơm ngon đơm vào bát, không nén, úp ngược lên đĩa, rau thịt đủ màu đủ vị xếp tỏa xung quanh sao cho ngon mắt.
Cơm âm phủ (Sưu tầm)
Thực khách trộn đều cơm, không thể quên rưới chút nước mắm. Nước mắm pha khéo, phải cay, vị ngọt nổi hơn vị chua một chút vì trong các món ăn kèm thường có vị chua sẵn rồi.
Có thể nói, cơm âm phủ là một điểm chấm phá độc đáo trong nền ẩm thực đặc sắc của xứ Huế. Không chỉ khiến người ta tò mò từ cái tên mà hương vị của món ăn cũng giao hòa trọn vẹn giữa cái dung dị mà vô cùng tinh tế. Ngày nay, tuy có nhiều địa phương phục vụ cơm âm phủ nhưng chỉ có ở Huế bạn mới cảm nhận được đủ đầy sự đặc sắc mà món ăn này mang lại.