Ly cà phê duy nhất thế giới chứa than củi ở Indonesia
24/11/2024
Du khách chỉ có thể tìm thấy vị cà phê khác lạ với cục than đỏ rực bên trong tại đất nước vạn đảo.
15 lễ hội ngày Tết của Việt Nam không thể bỏ lỡ
Điểm bắn pháo hoa Tết Dương Lịch 2025 đẹp nhất: Bạn đã biết chưa?
Các nước ăn Tết âm giống Việt Nam - Bạn đã biết chưa?
Du lịch Nhật Bản dịp Tết - Đón không khí xuân độc đáo tại xứ Phù Tang
Tết nên đi du lịch nước ngoài ở đâu? Điểm danh những thiên đường du lịch Tết 2025!
Hơn 30 năm trôi qua, từ thức uống ít ai biết, kopi joss hay cà phê than đã trở thành một đặc sản của thành phố Yogyakarta (Jogja), thuộc đảo Java, Indonesia. Từ lời truyền miệng cho đến các bài báo du lịch, cà phê than xuất hiện như một trải nghiệm mà du khách không thể bỏ lỡ khi có dịp ghé chân du lịch Indonesia.
Tuy được bày bán trên các “angkringan” (xe di động), loại cà phê được dùng là loại truyền thống tốt nhất được lấy từ vùng Klaten, Jogja. Hạt cà phê sau khi lấy về được rang và xay thủ công để giữ lại hương vị, mùi thơm từ lúc hái.
Khác với người Việt, người Indonesia không dùng phin, vợt hay bất kỳ đồ vật nào khác để pha mà cho thẳng bột cà phê vào ly. Nước nấu cà phê phải là nước đun từ một nồi to bằng thiếc. Người ta cho rằng nấu bằng than sẽ tạo ra mùi vị khác so với nấu bằng bếp ga thông thường.
Nước đun sôi được cho trực tiếp vào ly đã có bột cà phê và một lượng đường vừa phải. Sau đó, người ta sẽ khuấy đều để cà phê hòa tan với đường. Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ nhận thấy quá trình này không mấy khác biệt so với ly cà phê thông thường trừ khoảnh khắc người bán hàng lấy kẹp gắp than bỏ vào.
Cục than đỏ rực được cho trực tiếp vào ly cà phê phát ra tiếng ‘josssssssssss’. Loại âm thanh này bạn chỉ có thể cảm nhận được khi ở gần. Đây cũng là cách lý giải cho cái tên “kopi joss” của người Indonesia.
Sau khi cho than vào, người bán sẽ dùng một cái muỗng nhỏ để nhúng than ngập trong ly. Cục than trong cà phê chỉ được sử dụng một lần trong quá trình đốt cháy. Nhưng nhiều khách vẫn tỏ ra phân vân khi lần đầu nếm thử ly cà phê “độc nhất vô nhị” này.
Kopi joss xuất hiện từ khoảng hơn 30 năm trước. Để giải thích cho nguồn gốc của ly cà phê đặc biệt này, người ta kể lại rằng, ngày trước có một ông cụ đang đun nước nhưng không may làm rơi cục than vào ly cà phê đang uống dở. Sau khi nếm thử và cảm thấy vị cà phê khác hẳn khi có than bên trong, ông quyết định kinh doanh nó.
Nếu đường Margo Utomo phía bắc trạm ga Tugu Yogyakarta ngày trước chỉ có một xe đẩy nhỏ, bây giờ nơi đây đã trở nên nhộn nhịp hơn vào mỗi buổi tối, đặc biệt là cuối tuần. Không chỉ người địa phương mà khách du lịch Indonesia cũng tìm đến để thưởng thức vị lạ này. Mỗi ly kopi joss có giá 5.000 rupiah (khoảng 8.000 đồng).
Tại đây, bạn cũng có thể tìm thấy nhiều món vặt là các xiên đồ nướng được bày bán hấp dẫn trên các xe đẩy. Giá trung bình cho một xiên là 3.000 ruiah (khoảng 5.000 đồng).