Món Ẩm Thực Mang Phong Vị Phố Cổ Hội An
23/11/2024
Khi đến thăm Hội An, cùng học cách nấu món bánh bao, bánh vạc mang phong vị phố cổ là cách mà nhiều du khách đã làm để có thể cảm nhận hương vị đặc sắc của một vùng đất.
15 lễ hội ngày Tết của Việt Nam không thể bỏ lỡ
Điểm bắn pháo hoa Tết Dương Lịch 2025 đẹp nhất: Bạn đã biết chưa?
Các nước ăn Tết âm giống Việt Nam - Bạn đã biết chưa?
Du lịch Nhật Bản dịp Tết - Đón không khí xuân độc đáo tại xứ Phù Tang
Tết nên đi du lịch nước ngoài ở đâu? Điểm danh những thiên đường du lịch Tết 2025!
Do có hình dáng nhỏ nhỏ, xinh xinh bắt mắt và có màu trắng trông như những đoá hoa hồng nên bánh bao, bánh vạc còn có tên gọi khác là White Rose (hoa hồng trắng). Đây là món ăn khá phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng, quán ăn, khách sạn ở hội an.
Đĩa bánh với những bông hoa hồng trắng nhỏ xinh được điểm xuyết chút màu xanh của rau củ, chút đỏ hồng của ớt tươi đã khơi gợi trí tò mò của không ít du khách tham quan .
Rất giản dị, bánh được làm từ bột gạo như nhiều loại bánh khác, nhưng quan trọng lại là sự khéo léo của người chế biến từ khâu lọc gạo cho đến tạo vân bánh. Để bánh có vị ngọt bùi, mặt bánh trắng mịn, láng mướt, cần phải đảm bảo nhiều nguyên tắc quan trọng.
Đến các nhà hàng ở Hội An, bạn có thể dễ dàng gọi món này - Ảnh: Sưu tầm
Đĩa bánh với những bông hoa hồng trắng nhỏ xinh được điểm xuyết chút màu xanh của rau củ, chút đỏ hồng của ớt tươi đã khơi gợi trí tò mò của không ít du khách tham quan .
Trông như những đóa hồng rắng tinh sương - Ảnh: Sưu tầm
Nguyên liệu chính để chế biến bánh bao, bánh vạc là gạo nhưng được thực hiện qua nhiều công đoạn rất công phu. Trước tiên gạo được chọn phải là loại gạo lúa mới, thơm lại dẻo. Gạo xay xong phải lọc nhiều lần qua nước, bột mới ngon. Bột tuyệt đối không bỏ chất tẩy trắng và cũng không sử dụng hàn the. Sau đó, nhồi bột thành những mẩu thuôn dài; xoay xoay vài vòng sẽ nhanh chóng tạo ra một miếng bột nhỏ xíu. Từ miếng bột đó dùng tay vê nhẹ theo vòng tròn cho nong rộng dần ra, thành vỏ bánh mỏng xinh.
Nguyên liệu tươi ngon - Ảnh: Sưu tầm
Phần nhân bánh được chế biến từ những con tôm còn tươi nguyên con, thịt heo nạc xay nhuyễn, nấm mèo, giá đỗ và một ít hành lá, tất cả được xắt mỏng, mỗi thứ xào cùng gia vị vừa ăn. Nếu là bánh vạc, cho chút nhân tôm quết nhuyễn vào giữa chiếc bánh, túm lại như hình quai vạc. Bánh bao thì cho nhân thịt, nấm, giá rồi viền nhẹ xung quanh như một bông hoa hồng. Nhẹ nhàng xếp bánh vào nồi hấp cách thủy, chừng mươi lăm phút là bánh sẽ chín. Bánh thành phẩm mềm dai và có màu gạo trắng.
Nhồi nhân bánh cũng đòi hỏi sự tinh tế - Ảnh: Sưu tầm
Bánh bao, bánh vạc là hai loại có tên gọi khác nhau nhưng thường có mặt trong cùng một đĩa bánh của người dân phố Hội và cùng có chung một loại nước chấm rất đặc biệt: không quá mặn, cũng không quá nhạt và có thơm hương, vị ngọt của thịt tôm... Cả hai loại nhân đều được bao bọc bởi một lớp bột bánh cán mỏng và hấp chín qua lửa.
ả
Không chỉ ngon vị mà còn ngon mắt - Ảnh: Sưu tầm
Hiện nay, tại Hội An chỉ còn có một gia đình trên đường Nhị Trưng sản xuất loại bánh này để cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn khách sạn ở hội an phục vụ thực khách.
Bài viết được sưu tầm. Bàiviết và hình ảnh đăng với mục đích chia sẽ, nếu có vi phạm bản quyên vui lòngliên hệ 19002011, chúng tôi sẽ chỉnh sửa.
Tôi là Dương Phan Quốc Văn, hiện là Founder & CEO Công ty cổ phần xây dựng Hải Đăng Travel - đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch lữ hành.Tôi có hơn 18 năm kinh nghiệm trong ngành Hướng dẫn viên du lịch với kỹ năng chuyên nghiệp và vốn hiểu biết sâu rộng;14 năm xây dựng và phát triển thương hiệu Hải Đăng Travel, dẫn dắt công ty đạt nhiều danh hiệu lớn trong lĩnh vực du lịch như Tập thể lao động tiên tiến năm 2017, bằng khen vinh danh doanh nghiệp có đóng góp phát triển ngành du lịch Phú Yên năm 2016. Ngoài ra, tôi còn được phong tặng danh hiệu: Doanh nhân cống hiến và Doanh nhân trẻ tiêu biểu thành phố Hồ Chí Minh.