Responsive Navbar

Buổi sáng trên chợ nổi Cái Răng

Quốc Văn

11/09/2024

Chợ nổi Cái Răng nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 5 km và mất 30 phút di chuyển bằng thuyền từ bến Ninh Kiều. Hình thành từ đầu thế kỷ 20 để phục vụ nhu cầu mua bán trong vùng, Cái Răng hiện là một trong ba chợ nổi lớn nhất miền Tây Nam Bộ, với hơn 300 ghe tụ họp mỗi ngày.

Chợ nổi Cái Răng nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 5 km và mất 30 phút di chuyển bằng thuyền từ bến Ninh Kiều. Hình thành từ đầu thế kỷ 20 để phục vụ nhu cầu mua bán trong vùng, Cái Răng hiện là một trong ba chợ nổi lớn nhất miền Tây Nam Bộ, với hơn 300 ghe tụ họp mỗi ngày.

Chợ Cái Răng họp từ 5h, nhộp nhịp nhất lúc 6h – 8h rồi vãn dần. Khách tham quan thường đến đây từ sáng sớm để đón bình minh và cảm nhận không khí đông vui dần về sáng của khu chợ. Các ghe nhỏ thường tới thuyền chở khách để mời mua trái cây hay đồ ăn sáng, nước giải khát.

Chợ nổi Cái Răng họp từ 5h, nhộp nhịp nhất lúc 6h – 8h rồi vãn dần. Khách tham quan thường đến đây từ sáng sớm để đón bình minh và cảm nhận không khí đông vui dần về sáng của khu chợ. Các ghe nhỏ thường tới thuyền chở khách để mời mua trái cây hay đồ ăn sáng, nước giải khát.

Hình thức chào hàng của những chợ nổi ở miền Tây là sử dụng cây bẹo. Ghe bán gì thì treo thứ đó lên cây sào cao 3 – 5 m để người mua có thể nhận biết từ xa. Việc treo đồ trên cây sào còn có nhiều thông điệp mà người dân ngầm hiểu với nhau, như “không treo mà bán” là những ghe phục vụ đồ ăn, uống như hủ tiếu, bánh canh, cà phê… Nếu cây bẹo treo một tàu lá dừa thì mặt hàng là chính chiếc ghe, được gọi là “treo cái này nhưng bán cái khác”.

Hình thức chào hàng của những chợ nổi ở miền Tây là sử dụng cây bẹo. Ghe bán gì thì treo thứ đó lên cây sào cao 3 – 5 m để người mua có thể nhận biết từ xa. Việc treo đồ trên cây sào còn có nhiều thông điệp mà người dân ngầm hiểu với nhau, như “không treo mà bán” là những ghe phục vụ đồ ăn, uống như hủ tiếu, bánh canh, cà phê… Nếu cây bẹo treo một tàu lá dừa thì mặt hàng là chính chiếc ghe, được gọi là “treo cái này nhưng bán cái khác”.

Người dân buôn bán với nhau từ ghe này qua ghe khác bằng cách tung hứng hoặc chuyền tay các món đồ. Các mặt hàng chủ yếu tại chợ là nông sản, đồ thủ công và nhu yếu phẩm. Khi hoà mình vào không khí của buổi chợ, du khách có thể trông thấy cảnh sinh hoạt của những gia đình sống trên ghe, như những căn hộ di động với đầy đủ tivi, bếp nấu, cây cảnh…

Người dân buôn bán với nhau từ ghe này qua ghe khác bằng cách tung hứng hoặc chuyền tay các món đồ. Các mặt hàng chủ yếu tại chợ là nông sản, đồ thủ công và nhu yếu phẩm. Khi hoà mình vào không khí của buổi chợ, du khách có thể trông thấy cảnh sinh hoạt của những gia đình sống trên ghe, như những căn hộ di động với đầy đủ tivi, bếp nấu, cây cảnh…

Chủ ghe bán đồ giải khát đang pha cà phê đen đá cho khách. Nhiều chiếc ghe còn có con mắt, được người dân sông nước tin rằng sẽ mang đến linh hồn cho ghe để xua đuổi thuỷ quái, thuồng luồng. Căn cứ vào hình dáng, màu sắc của mắt và mũi ghe, người ta có thể biết được xuất xứ cũng như phạm vi hoạt động của thuyền bè ở từng vùng.

Chủ ghe bán đồ giải khát đang pha cà phê đen đá cho khách. Nhiều chiếc ghe còn có con mắt, được người dân sông nước tin rằng sẽ mang đến linh hồn cho ghe để xua đuổi thuỷ quái, thuồng luồng. Căn cứ vào hình dáng, màu sắc của mắt và mũi ghe, người ta có thể biết được xuất xứ cũng như phạm vi hoạt động của thuyền bè ở từng vùng.

Một ghe bán vé số tại chợ. Ngày nay có khoảng mười chợ nổi còn tồn tại ở miền Tây tương tự chợ nổi Cái Răng nhưng quy mô đang bị thu hẹp bởi giao thông đường bộ phát triển, việc giao thương thuận tiện hơn. Theo thống kê của cơ quan du lịch địa phương, số thuyền hiện nay đã giảm 550 chiếc so với năm 2005.

Một ghe bán vé số tại chợ. Ngày nay có khoảng mười chợ nổi còn tồn tại ở miền Tây tương tự chợ nổi Cái Răng nhưng quy mô đang bị thu hẹp bởi giao thông đường bộ phát triển, việc giao thương thuận tiện hơn. Theo thống kê của cơ quan du lịch địa phương, số thuyền hiện nay đã giảm 550 chiếc so với năm 2005.

Một cặp đôi lựa chọn buổi họp chợ làm bối cảnh cho bộ hình cưới. Năm 2016, chợ nổi Cái Răng được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Hiện nay, khu chợ được bảo tồn như một nét văn hoá đặc trưng vùng miền để thu hút khách du lịch.

Một cặp đôi lựa chọn buổi họp chợ làm bối cảnh cho bộ hình cưới. Năm 2016, chợ nổi Cái Răng được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Hiện nay, khu chợ được bảo tồn như một nét văn hoá đặc trưng vùng miền để thu hút khách du lịch.

Để tham quan chợ nổi, du khách có thể đi tàu máy với giá từ 60.000 đến 100.000 một người hoặc thuê nguyên tàu. Nhiều du khách lựa chọn cách tham quan dân dã hơn là đi thuyền chèo tay cùng người dân địa phương để len lỏi qua những ghe tàu đậu trên chợ nổi với giá thoả thuận.

Để tham quan chợ nổi, du khách có thể đi tàu máy với giá từ 60.000 đến 100.000 một người hoặc thuê nguyên tàu. Nhiều du khách lựa chọn cách tham quan dân dã hơn là đi thuyền chèo tay cùng người dân địa phương để len lỏi qua những ghe tàu đậu trên chợ nổi với giá thoả thuận.

Bài viết được sưu tầm. Bàiviết và hình ảnh đăng với mục đích chia sẽ, nếu có vi phạm bản quyên vui lòngliên hệ 19002011, chúng tôi sẽ chỉnh sửa.

du lịch miền Tây khám phá chợ nổi Cái Răng

du lịch 08 tỉnh DBSCL giá rẻ

du lịch miều Tây giá rẻ

Đánh giá bài viết này : (5/5) (1 lượt đánh giá)
Tôi là Dương Phan Quốc Văn, hiện là Founder & CEO Công ty cổ phần xây dựng Hải Đăng Travel - đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch lữ hành.Tôi có hơn 18 năm kinh nghiệm trong ngành Hướng dẫn viên du lịch với kỹ năng chuyên nghiệp và vốn hiểu biết sâu rộng;14 năm xây dựng và phát triển thương hiệu Hải Đăng Travel, dẫn dắt công ty đạt nhiều danh hiệu lớn trong lĩnh vực du lịch như Tập thể lao động tiên tiến năm 2017, bằng khen vinh danh doanh nghiệp có đóng góp phát triển ngành du lịch Phú Yên năm 2016. Ngoài ra, tôi còn được phong tặng danh hiệu: Doanh nhân cống hiến và Doanh nhân trẻ tiêu biểu thành phố Hồ Chí Minh.

Chia sẻ ngay

Tổng quan bài viết

Bài viết cùng chủ đề

Gọi ngay: 0911.2222.88