Giải mã sức hút của bánh mì Việt trên bản đồ ẩm thực thế giới
22/11/2024
Bánh mì xuất hiện ở Việt Nam từ thế kỷ 19, là món ăn bình dân phổ biến nhưng lại có sức hút khắp thế giới.
15 lễ hội ngày Tết không thể bỏ qua tại Việt Nam
Điểm bắn pháo hoa Tết Dương Lịch 2025 đẹp nhất: Bạn đã biết chưa?
Các nước ăn Tết âm giống Việt Nam - Bạn đã biết chưa?
Du lịch Nhật Bản dịp Tết - Đón không khí xuân độc đáo tại xứ Phù Tang
Tết nên đi du lịch nước ngoài ở đâu? Điểm danh những thiên đường du lịch Tết 2025!
Ngoài phở bò, bánh mì là món ăn Việt hấp dẫn các thực khách quốc tế và nhiều lần được truyền thông nước ngoài vinh danh. Trang CNN (Mỹ) từng đăng tải bài viết ca ngợi bánh mì Việt Nam là “loại sandwich ngon nhất thế giới”.
Website du lịch uy tín tại Australia, Traveller, từng xếp hạng bánh mì Việt là một trong 10 món sandwich hấp dẫn nhất hành tinh. Mới đây, tờ South China Morning Post (Trung Quốc) cũng đăng tải bài viết lý giải sức hút của món ăn bình dân này trên bản đồ ẩm thực thế giới.
Ở Việt Nam, bánh mì xuất hiện hầu khắp các nơi ăn uống, từ những xe đẩy đường phố đến quán nhỏ ven đường; thậm chí các nhà hàng sang trọng cũng đặt món ăn này lên đầu thực đơn. Món ăn bình dân gắn liền với người Việt qua nhiều thế kỷ ngày nay được cả thế giới biết đến. Nhiều cửa hàng bánh mì mọc lên ở các quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc hay Trung Quốc và được thực khách đón nhận.
Ông Phan, đầu bếp nhà hàng Việt Le Garcon Saigon tại Trung Quốc, miêu tả về món ăn bình dân của người Việt: “Nét đặc trưng của món bánh mì kẹp này là sự hài hòa giữa hương vị và các nguyên liệu bên trong. Bánh mì phải nóng giòn, nhân kẹp thường là những miếng thịt thái lát, quyện cùng vị chua của rau củ muối”.
“Để có được chiếc bánh mì hoàn hảo, nhà hàng của tôi thường chọn bánh mì baguett. Bánh được chia thành khúc nhỏ, sau đó tách đôi ruột. Phần nhân có thịt heo, xúc xích, chả lụa, pate gan gà, dưa leo và rau củ muối chua", đầu bếp Phan bật mí với SCMP công thức làm ra ổ bánh mì Việt của mình.
Ông chia sẻ bánh sẽ không chuẩn vị nếu thiếu rau mùi. Nhà hàng của ông thường sử dụng mayonnaise và nước tương cho phần sốt. Đầu bếp sẽ phục vụ thêm hành lá hoặc ớt tươi nếu thực khách yêu cầu.
Nữ đầu bếp một nhà hàng Việt có tiếng tại Hong Kong (Trung Quốc) nói rằng cô ăn bánh mì hàng ngày. “Thật khó để cưỡng lại sự hấp dẫn từ món ăn nhiều nguyên liệu đủ màu này”, nữ đầu bếp chia sẻ với SCMP.
Từ món ăn có khởi đầu khiêm tốn trên đường phố, bánh mì Việt đang trở thành hiện tượng toàn cầu. Theo SCMP, ngoài hương vị, những ổ bánh mì bình dân ở Việt Nam còn hấp dẫn bởi lịch sử hình thành và văn hoá gắn liền qua nhiều thế kỷ.
Bánh mì xuất hiện ở Việt Nam khoảng 130 năm trước, khi bánh mì baguette trứ danh nước Pháp bắt đầu xuất hiện trong đời sống người Việt. Kỹ thuật làm bánh của người Pháp dần được lan truyền rộng rãi.
Đầu bếp Peter Cường Franklin, chủ nhà hàng nổi tiếng ở TP.HCM, người nghiên cứu nhiều về ảnh hưởng của ẩm thực Pháp với Việt Nam, đã bật mí với SCMP về lịch sử ra đời của những chiếc bánh mì kẹp có sức hút khắp thế giới.
Theo ông Peter, bánh mì baguette được cải biến bởi những đầu bếp Việt từ thế kỷ 19. Thay vì sử dụng pate gan ngỗng đắt đỏ, họ dùng gan gà hay gan heo với giá thành rẻ, dễ làm và phù hợp khẩu vị người Việt.
Ngày nay, bánh mì xuất hiện khắp nơi ở Việt Nam, mỗi địa phương có cách chế biến bánh mì khách nhau. Ở Hà Nội, nhiều cửa hàng lâu đời vẫn thường phục vụ bánh mì kẹp thịt nguội kiểu Pháp đặc trưng. Tại Hội An (Quảng Nam) hay nhiều cửa hàng ở TP.HCM, phần nhân kẹp thường là thịt được chế biến nóng hổi.
Tại các quốc gia có cộng đồng người Việt lớn như Mỹ hay Australia, bánh mì được lan tỏa rộng rãi. “Các khu vực quanh trường đại học ở Wisconsin (Mỹ), các xe hàng ăn nhanh xuất hiện nhiều, trong số đó phần đông là những xe bánh mì kẹp của người Việt. Bạn có thể tìm mua một ổ bánh mì kẹp thịt nướng hương vị Việt Nam với giá 1 USD tại đây”, đầu bếp Phan kể lại trải nghiệm ăn bánh mì Việt trên đất Mỹ với SCMP.
Bếp trưởng một nhà hàng Việt tại Trung Quốc cho biết mỗi ngày nhà hàng tiêu thụ gần 100 ổ bánh mì. Loại bánh mì được nhiều thực khách gọi là bánh mì Việt kiểu truyền thống.
Tại Việt Nam, có không ít nhà hàng sang trọng đã nâng tầm những chiếc bánh mì bình dân thành món ăn sang chảnh. Đầu bếp Peter Cường Franklin đã tận tay làm nên những ổ bánh có giá 100 USD nhờ các nguyên liệu đẳng cấp. Chiếc bánh mì được nâng cấp với phần nhân gồm nấm truffle, thịt heo tái mềm, gan ngỗng…
Không bàn về hương vị, nét cuốn hút của bánh mì chính là sự phù hợp của món ăn này với mọi tầng lớp, trong mọi hoàn cảnh. Bánh mì có thể là bữa ăn vội của người lao động miệt mài ở đường phố Hà Nội hay TP.HCM; bánh mì cũng xuất hiện trên tay những du khách dạo quanh phố cổ Hội An; bánh mì cũng hóa món ăn cầu kỳ trên bàn tiệc tại một nhà hàng sang trọng. Cũng từ đó, món ăn tưởng chừng dân dã đã ăn sâu vào tiềm thức và trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người Việt mỗi ngày.
Bài viết được sưu tầm. Bài viết và hình ảnh đăng với mục đích chia sẽ, nếu có vi phạm bản quyên vui lòng liên hệ 19002011, chúng tôi sẽ chỉnh sửa.