Responsive Navbar

Ngôi đền linh thiêng nhất Nhật Bản 20 năm xây lại một lần

Quốc Văn

25/11/2024

Thần cung Ise thuộc thành phố Ise, tỉnh Mie, Nhật Bản, là một trong những công trình quan trọng nhất của Thần đạo Shinto. Quần thể đền gồm hơn 100 đền thờ, phân bố trên một khu vực rộng lớn. Ảnh: Knowledge Stew.

Thần cung Ise thuộc thành phố Ise, tỉnh Mie, Nhật Bản, là một trong những công trình quan trọng nhất của Thần đạo Shinto. Quần thể đền gồm hơn 100 đền thờ, phân bố trên một khu vực rộng lớn. Ảnh: Knowledge Stew.

Hai ngôi đền quan trọng nhất là đền Nội Naiku và đền Ngoại Geku. Đền Nội được cho rằng có niên đại từ thế kỷ 3 và được thờ cao hơn so với đền Ngoại, bởi đây là nơi cất giữ Gương Thần của hoàng đế. Ảnh: N yotarou.

Hai ngôi đền quan trọng nhất là đền Nội Naiku và đền Ngoại Geku. Đền Nội được cho rằng có niên đại từ thế kỷ 3 và được thờ cao hơn so với đền Ngoại, bởi đây là nơi cất giữ Gương Thần của hoàng đế. Ảnh: N yotarou.

Tất cả chi tiết của Thần cung Ise đều mang tính biểu tượng, đặc trưng và hơi hướm cổ xưa. Ảnh: Japan Web Magazine.

Tất cả chi tiết của Thần cung Ise đều mang tính biểu tượng, đặc trưng và hơi hướm cổ xưa. Ảnh: Japan Web Magazine.

Việc xây dựng lại các ngôi đền tiến hành trên khu đất liền kề với chỗ cũ, và mỗi lần xây lại sẽ luân phiên giữa 2 địa điểm này. Đầu tiên, các ngôi đền cũ được tháo dỡ, sau đó công trình mới xây bên cạnh sẽ tuân theo đúng những đặc điểm trước đây. Vì vậy các đền luôn trong trạng thái vừa mới mẻ, vừa nguyên bản. Trong ảnh, bên trái là khu đền mới xây, bên phải là khu đền cũ. Ảnh: AP.

Việc xây dựng lại các ngôi đền tiến hành trên khu đất liền kề với chỗ cũ, và mỗi lần xây lại sẽ luân phiên giữa 2 địa điểm này. Đầu tiên, các ngôi đền cũ được tháo dỡ, sau đó công trình mới xây bên cạnh sẽ tuân theo đúng những đặc điểm trước đây. Vì vậy các đền luôn trong trạng thái vừa mới mẻ, vừa nguyên bản. Trong ảnh, bên trái là khu đền mới xây, bên phải là khu đền cũ. Ảnh: AP.

Lần gần đây nhất các ngôi đền được xây lại là năm 2013, là lần thứ 62 truyền thống được tiếp nối. Theo kế hoạch, lần xây dựng lại kế tiếp sẽ diễn ra vào năm 2033. Ảnh: Douglas Perkins.

Lần gần đây nhất các ngôi đền được xây lại là năm 2013, là lần thứ 62 truyền thống được tiếp nối. Theo kế hoạch, lần xây dựng lại kế tiếp sẽ diễn ra vào năm 2033. Ảnh: Douglas Perkins.

Các khúc gỗ có nguồn gốc từ những cây bách của Nhật Bản, lấy từ một khu rừng thiêng bao quanh 2 đền thờ. Chúng là vật liệu để xây dựng ngôi đền mới. Có tới 10.000 cây bách được khai thác, trong đó có những cây hơn 200 năm tuổi. Ảnh: Japan Web Magazine.

Các khúc gỗ có nguồn gốc từ những cây bách của Nhật Bản, lấy từ một khu rừng thiêng bao quanh 2 đền thờ. Chúng là vật liệu để xây dựng ngôi đền mới. Có tới 10.000 cây bách được khai thác, trong đó có những cây hơn 200 năm tuổi. Ảnh: Japan Web Magazine.

Chi phí xây dựng lại cũng rất lớn, mỗi lần tốn đến nửa tỷ USD (khoảng 11,3 nghìn tỷ đồng). Quỹ tài trợ đến từ những người đóng thuế và quyên góp cá nhân, trong đó có các chủ doanh nghiệp và thành viên Hoàng gia Nhật Bản. Toàn bộ nghi thức xây lại đền kéo dài ít nhất 8 năm. Ảnh: Japan Web Magazine.

Chi phí xây dựng lại cũng rất lớn, mỗi lần tốn đến nửa tỷ USD (khoảng 11,3 nghìn tỷ đồng). Quỹ tài trợ đến từ những người đóng thuế và quyên góp cá nhân, trong đó có các chủ doanh nghiệp và thành viên Hoàng gia Nhật Bản. Toàn bộ nghi thức xây lại đền kéo dài ít nhất 8 năm. Ảnh: Japan Web Magazine.

Truyền thống xây lại đền 20 năm một lần có nguồn gốc từ thời cổ xưa, khi những nhà kho đựng lương thực thường bị dỡ bỏ và xây dựng lại sau 20-30 năm. Đây là kiểu nhà có sàn dựng trên các cọc gỗ và lợp mái tranh. Sàn được nâng cao nhằm tránh nước và các loại côn trùng, còn mái tranh gặp nước mưa sẽ nặng hơn, dồn lực xuống các bức tường, bịt kín không gian bên trong và chống ẩm. Ảnh: Japan Web Magazine.

Truyền thống xây lại đền 20 năm một lần có nguồn gốc từ thời cổ xưa, khi những nhà kho đựng lương thực thường bị dỡ bỏ và xây dựng lại sau 20-30 năm. Đây là kiểu nhà có sàn dựng trên các cọc gỗ và lợp mái tranh. Sàn được nâng cao nhằm tránh nước và các loại côn trùng, còn mái tranh gặp nước mưa sẽ nặng hơn, dồn lực xuống các bức tường, bịt kín không gian bên trong và chống ẩm. Ảnh: Japan Web Magazine.

Sau một thời gian, mái và cột nhà sẽ bắt đầu có dấu hiệu mục nát. Đó là lúc chúng bị dỡ bỏ và một nhà kho mới được dựng lên. Việc tái xây dựng định kỳ này dần trở thành phong tục, dẫn đến nghi thức xây lại đền ở Thần cung Ise. Ảnh: Japan Web Magazine.

Sau một thời gian, mái và cột nhà sẽ bắt đầu có dấu hiệu mục nát. Đó là lúc chúng bị dỡ bỏ và một nhà kho mới được dựng lên. Việc tái xây dựng định kỳ này dần trở thành phong tục, dẫn đến nghi thức xây lại đền ở Thần cung Ise. Ảnh: Japan Web Magazine.

Đánh giá bài viết này : (5/5) (1 lượt đánh giá)
Tôi là Dương Phan Quốc Văn, hiện là Founder & CEO Công ty cổ phần xây dựng Hải Đăng Travel - đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch lữ hành.Tôi có hơn 18 năm kinh nghiệm trong ngành Hướng dẫn viên du lịch với kỹ năng chuyên nghiệp và vốn hiểu biết sâu rộng;14 năm xây dựng và phát triển thương hiệu Hải Đăng Travel, dẫn dắt công ty đạt nhiều danh hiệu lớn trong lĩnh vực du lịch như Tập thể lao động tiên tiến năm 2017, bằng khen vinh danh doanh nghiệp có đóng góp phát triển ngành du lịch Phú Yên năm 2016. Ngoài ra, tôi còn được phong tặng danh hiệu: Doanh nhân cống hiến và Doanh nhân trẻ tiêu biểu thành phố Hồ Chí Minh.

Chia sẻ ngay

Tổng quan bài viết

Bài viết cùng chủ đề

Gọi ngay: 0911.2222.88