Quán cơm thố hơn 7 thập kỷ ở trung tâm Sài Gòn
24/11/2024
Cơm và thức ăn được đựng trong chiếc thố kiểu xưa, làm bằng đá là cách phục vụ của gia đình bà Mỹ.
15 lễ hội ngày Tết của Việt Nam không thể bỏ lỡ
Điểm bắn pháo hoa Tết Dương Lịch 2025 đẹp nhất: Bạn đã biết chưa?
Các nước ăn Tết âm giống Việt Nam - Bạn đã biết chưa?
Du lịch Nhật Bản dịp Tết - Đón không khí xuân độc đáo tại xứ Phù Tang
Tết nên đi du lịch nước ngoài ở đâu? Điểm danh những thiên đường du lịch Tết 2025!
Chuyên Ký nằm ẩn sau những dãy kiosk cũ kỹ trong chợ Cũ, trên đường Tôn Thất Đạm, quận 1, Sài Gòn. Với người Sài Gòn muốn thưởng thức cơm thố nổi tiếng một thời thì đây là địa chỉ thân quen. Bà Trần Mỹ Mỹ (50 tuổi) cho biết, quán do bà ngoại của bà mở từ năm 1948.
Sau khi kế thừa sản nghiệp của gia đình, bà Mỹ vẫn duy trì công thức chế biến: Gạo sau khi cho vào từng thố mới thêm nước, đặt trong nồi hấp nhiều tầng, cơm chín bằng hơi nước. Theo bà Mỹ, món cơm thố theo chân người Hoa gốc Quảng Đông đến Sài Gòn, được gọi là “chung phàn”. Chung là cái thố, phàn là cơm.
Nhờ cách nấu độc đáo và cầu kỳ, cơm ăn dẻo và thơm. Độ nóng của cơm cũng giữ được lâu hơn. So với các quán cơm thố khác, những chiếc thố ở địa chỉ này được làm từ lò gốm mấy chục năm trước, với kiểu dáng xưa.
Hiện quán bà Mỹ bán 3 loại cơm thố kèm đồ ăn: cơm thố thịt gà, cơm thố lạp xưởng, cơm thố bò, giá 60.000 đồng mỗi suất.
Ngoài ra, thực khách có thể gọi cơm trắng cùng các món ăn thêm. Thực đơn món ăn thêm của quán đa dạng: từ thịt bò xào các loại đến cật heo chiên, xào, dồi trường, cá, tôm, cua, mực, các món tiềm, canh… Nổi bật là gà tiềm thuốc bắc và sườn xào chua ngọt luôn được khách quen gọi. Đồ ăn thêm có giá trung bình 100.000 đồng một món, đủ cho 2 – 3 người dùng.
12h trưa đến quán, bạn sẽ bắt gặp cảnh người ra vào tấp nập. Tiếng bà Mỹ cùng các nhân viên hô nhau vang vọng trong căn nhà hẹp và dài.
Ông Thanh và bà Giang, ngoài 60 tuổi, là khách quen của quán từ lúc chợ Cũ còn tấp nập, xung quanh chưa có các toà nhà cao tầng. “Tôi không phải người gốc Hoa nhưng vẫn thích ăn cơm kiểu này. Các chị ở đây nêm nếm khéo tay”, ông Thanh nói. Còn bà Giang thích món “hầm vĩ chưng hột vịt” mà hiếm nơi nào ở Sài Gòn có.
Mỗi ngày, quán bán từ 11h đến 14h và 17h đến 21h. Bà Mỹ cùng nhân viên phải đi chợ và chuẩn bị các nguyên vật liệu từ sớm. “Có nhiều lúc đang giờ cao điểm mà hết nguyên liệu thì phải lập tức ra chợ mua về để làm cho khách. Nhà hàng hay quán nhỏ không quan trọng, đồ ăn phải ngon thì khách mới quay lại”, bà Mỹ nói.
Bài viết được sưu tầm. Bàiviết và hình ảnh đăng với mục đích chia sẽ, nếu có vi phạm bản quyên vui lòngliên hệ 19002011, chúng tôi sẽ chỉnh sửa.