Responsive Navbar

Tất tần tật kinh nghiệm du lịch tháp Bánh Ít 2023

Quốc Văn

21/11/2024

Xưa kia, bên dòng sông Kôn (Bình Định) có một vùng đất từng là kinh đô của vương triều Vijaya (Chăm Pa). Cho tới nay, lịch sử vẫn còn lưu lại tại vùng đất này nhiều công trình kiến trúc và văn hóa Chăm pa cổ. Trong đó, tháp Bánh Ít là một trong những cụm tháp lâu đời nhất và là một địa danh du lịch vô cùng hấp dẫn tại Bình Định. Hãy cùng Hải Đăng Travel tìm hiểu về những nét kiến trúc độc đáo của địa danh này và nhiều trải nghiệm thú vị mà du khách có thể thử tại đây nhé!

I. Tổng quan về tháp Bánh Ít

  • Giờ tham quan: 7:00 - 18:00 các ngày trong tuần.

  • Giá vé tham quan: 20.000đ/người.
Tổng quan về tháp Bánh Ít

Tháp Bánh Ít từng được người Pháp đặt tên là “Tour d’Argent” (Tiếng Việt: “Tháp Bạc”). Cho tới nay, người ta cũng thường gọi nơi này là “tháp Bạc” hoặc “tháp Ít”. Trong tiếng J’rai (Gia Rai), quần thể tháp này có tên là “Yang Mtian”. Còn trong tiếng Việt, những ngôi tháp khi nhìn từ xa có hình dáng giống như chiếc bánh ít - một loại đặc sản ở Bình Định, nên được đặt tên theo loại bánh này.
Nhìn từ trên cao, những ngôi tháp đứng sừng sững trên ngọn đồi thoai thoải cách mực nước biển khoảng 100 mét, xung quanh được bao phủ bởi màu xanh của núi rừng và cây cỏ. Được xây dựng từ khoảng cuối thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XII, quần thể tháp Bánh Ít gồm tổng cộng 4 ngôi tháp Chăm có nhiều hình dáng và kích thước đa dạng, phục vụ cho các mục đích khác nhau.

II. Tháp Bánh Ít có những gì thú vị?

Quần thể tháp Bánh Ít là một trong những địa danh mang lối kiến trúc cổ xưa của Vương quốc Chăm Pa còn sót lại tại Việt Nam, gồm có 4 tháp: tháp Cổng, tháp Bia, tháp Chính và tháp Yên Ngựa.

1. Tháp Cổng

Tháp cổng

Khi tham quan quần thể tháp Bánh Ít, du khách sẽ đi lên những bậc thang dẫn đến tháp Cổng như một cánh cửa chào đón những vị khách tham quan.
Nằm ở phía Đông tháp Chính, tháp Cổng có vòm cửa được thiết kế với hình dạng các mũi giáo xếp chồng và hướng lên trên theo lối kiến trúc Gopura truyền thống. Ngôi tháp được xây dựng từ chất liệu gạch đá ong với độ cao khoảng 13m và chỉ có một lối đi qua hai cửa thông nhau mở theo hướng Đông Tây. Đây là nơi có tầm nhìn hướng thẳng lên tháp Chính nên được rất nhiều “thánh flex” đến chụp ảnh check-in.
Đặt ngay: Tour du lịch Quy Nhơn tại Hải Đăng Travel

2. Tháp bia (Tháp lửa)

Tháp bia

Tháp Bia (hay còn gọi là tháp Lửa) được xem như một chiếc cổng phụ nằm ở phía Nam của quần thể tháp Bánh Ít. Tháp có độ cao hơn 10m với cấu trúc hình vuông và chất liệu gạch nung đỏ. Tháp Bia được thiết kế theo phong cách kiến trúc Posah với 4 cửa nhìn về 4 hướng khác nhau. Các tầng mái tháp được chạm khắc công phu, xếp từng lớp chồng lên nhau và thu nhỏ về phía đỉnh đầu, nổi bật giữa những bụi cây xanh xum xuê.

Tham khảo ngay: tour Quy Nhơn - Kỳ Co - Eo Gió

3. Tháp Chính

Tháp Chính (hay còn gọi là Đền thờ Chính) là ngôi tháp lớn nhất nằm ở trung tâm quần thể tháp Bánh Ít với độ cao 29,6m. Tháp được xây dựng theo một khối hình vuông theo lối kiến trúc Kalan và vòm mái hình mũi nhọn hướng lên trời. Bên trong tháp là nơi trưng bày tượng và thờ cúng thần Shiva. Dù đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, những nét nghệ thuật điêu khắc tinh xảo, công phu được tạo nên từ đôi bàn tay điêu luyện của người Chăm pa cổ vẫn luôn được lưu giữ tại tháp Chính.

Tháp chính

Tháp chỉ có một cửa chính ở phía Đông, những chiếc cửa giả còn lại được khắc những bức phù điêu mình người đầu voi lên trên. Các tầng mái được trang trí bởi những họa tiết in đậm phong cách văn hóa Chăm Pa cổ như hình sư tử và các bức phù điêu được tạc ở tư thế đang nhảy múa một cách vui tươi, sống động. Bên trong là các tượng thờ bằng đá, đặc biệt là bức tượng của thần Siva ngồi trên tòa sen, lưng tựa vào phiến đá có dạng hình cung. Đây cũng là nơi thể hiện rõ nhất tín ngưỡng và văn hóa thờ thần của người Chăm Pa cổ.

Trải nghiệm ngay: tour Quy Nhơn - Măng Đen (Kon Tum)

4. Tháp Yên Ngựa (Tháp Mái)

Tháp Yên Ngựa (hay còn gọi là tháp Mái) nằm bên cạnh tháp Chính, được thiết kế theo lối kiến trúc Kosagrha. Với chiều cao 10m được đúc thành một khối hình chữ nhật dài 12m và rộng 5m, tháp có nhiệm vụ lưu trữ những vật dụng phục vụ cho việc tế lễ của người Chăm cổ như một nhà kho trong quần thể tháp Bánh Ít. Tại đây có tên gọi là tháp Yên Ngựa do cấu trúc phần mái của tháp tạo hình cong, làm du khách tưởng tượng ngay đến hình dáng của một chiếc yên ngựa.

Tháp yên ngựa

Tháp Mái có một cửa chính hướng về phía Đông và các cửa phụ đi ra hướng Bắc, Nam. Phần thân tháp được làm trang trí nổi bật bởi một bức phù điêu chim thần giơ cao hai cánh như đang nâng đỡ cả phần trên của tháp. Nhiều chi tiết, hình ảnh mang phong cách kiến trúc và văn hóa Chăm pa cổ như hình người, hình thú, chim muông và hoa lá được điêu khắc một cách khéo léo trên các mặt tháp.

III. Các câu hỏi thường gặp khi tham quan tháp Bánh Ít

1. Di chuyển đến tháp Bánh Ít bằng cách nào?

Tháp Bánh Ít nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 16km. Nếu xuất phát từ đây, bạn hãy đi dọc theo đường Quốc Lộ 19 để đến địa điểm này.

Di chuyển đến tháp Bánh Ít bằng cách nào?

2. Nên du lịch tại tháp Bánh Ít vào thời gian nào?

Bạn nên ghé thăm tháp Bánh Ít vào mùa khô (từ tháng 4 đến tháng 8). Trong khoảng thời gian này, thời tiết sẽ thường khô ráo, trời nhiều nắng, ít mưa, thuận lợi cho việc tham quan và khám phá. Tuy nhiên, bạn không nên đến đây vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 12, vì lúc này ở Bình Định thường có mưa lớn, bão lũ.

Trải nghiệm ngay: tour Quy Nhơn - Phú Yên

3. Cần lưu ý những điều gì khi tham quan tháp Bánh Ít?

Nếu bạn đi du lịch tại tháp Bánh Ít vào mùa hè, hãy chuẩn bị một số vật dụng quan trọng như: mũ, áo dài tay, ô, kem chống nắng, một số loại thuốc cơ bản (thuốc đau đầu, đau bụng), giấy tờ tùy thân để xuất trình nếu cần thiết,... Ngoài ra, bạn nên chú ý giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng, bảo vệ cảnh quan và những công trình kiến trúc tại đây.

IV. Những trải nghiệm hay ho nên thử tại tháp Bánh Ít

1. Chụp ảnh check-in “sống ảo”

Với lối kiến trúc mang phong cách Chăm Pa truyền thống, tháp Bánh Ít là một địa điểm check-in vô cùng thích hợp với các “thánh sống ảo”. Do đó, khi đến đây bạn đừng nên bỏ qua cơ hội được chụp một bộ ảnh thật lung linh và lưu lại thật nhiều kỷ niệm đáng nhớ nhé!

Những trải nghiệm hay ho nên thử tại tháp Bánh Ít

2. Chiêm ngưỡng những nét đẹp văn hóa cổ xưa

Giống như những cụm di tích Chăm khác, tháp Bánh Ít cũng mang một nét đẹp văn hóa đặc biệt mà Vương quốc Chăm pa đã để lại cho tới ngày nay. Bạn hãy dành thời gian để ngắm nghía những đường nét hoa văn và họa tiết được tạo nên bởi những nghệ nhân người Chăm vô cùng tài giỏi.

3. Thư giãn giữa thiên nhiên xanh mát

Đây là một địa điểm rất phù hợp để bạn đến thư giãn giữa bầu không khí trong lành, tránh xa khỏi những ồn ào và đông đúc của thành phố. Không gian xanh mát của núi rừng, cây cỏ và nét đẹp cổ kính của những công trình kiến trúc tại đây sẽ giúp du khách cảm nhận được sự thanh tĩnh, bình an trong tâm hồn.

4. Xem những màn biểu diễn võ cổ truyền

Xem những màn biểu diễn võ cổ truyền

Tháp Bánh Ít là nơi luyện tập của những võ sĩ vào mỗi buổi sáng. Võ đường Việt Anh - một trong những lò võ kế thừa truyền thống võ thuật của Bình Định, thường chọn những tháp Chăm cổ kính làm địa điểm để hướng dẫn và luyện tập cùng với các môn sinh. Vì vậy khi đến tham quan tại đây vào buổi sáng, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những màn biểu diễn võ thuật cổ truyền của đất Bình Định. 

Ngoài ra, bạn có thể trải nghiệm ẩm thực đặc sản Bình Định với những món ăn hấp dẫn như bún rạm Quy Nhơn, bánh hồng Quy Nhơn, bánh xèo tôm nhảy, chả cá Quy Nhơn, bún tôm Châu Trúc,...

V. Một số địa điểm lưu trú khi du lịch tháp Bánh Ít, Bình Định

1. Khu nghỉ dưỡng Maia Quy Nhơn

Khu nghỉ dưỡng Maia Quy Nhơn

Nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 20km, Maia Resort Quy Nhơn bên bờ biển Nhơn Lý với những bãi cát vàng lung linh và khu vườn nhiệt đới xanh mướt. Tại đây, du khách sẽ được trải nghiệm những món ăn đặc sản của nền ẩm thực địa phương Bình Định và dịch vụ nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế.
Khách lưu trú còn có thể giải trí và thư giãn tại những biệt thự được thiết kế hồ bơi riêng với không gian thoáng đãng và trang bị đầy đủ tiện nghi. Trước mặt khu nghỉ dưỡng còn có một bãi tắm riêng dành cho du khách.

2. Seaview Apartment - Altara Residences Quy Nhơn

Seaview Apartment - Altara Residences Quy Nhơn

Seaview Apartment - Altara Residences Quy Nhơn là một căn hộ lưu trú dạng cao cấp, có tầm nhìn hướng ra biển giúp du khách có thể chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên bao la, yên bình. Lối thiết kế và trang trí ấm cúng của không gian bên trong mang lại cho du khách cảm giác như ở nhà và có thể thư giãn một cách dễ chịu nhất. Tại đây còn có dải ghế sofa, bàn ăn, bàn bếp và tủ lạnh để du khách có thể tổ chức một buổi tiệc tối quây quần bên nhau bên bãi biển mát mẻ và sóng vỗ rì rào.

3. Mộc Homestay Nhơn Lý

Mộc Homestay Nhơn Lý

Mộc Homestay là một nơi nghỉ dưỡng tuyệt vời, phù hợp với những ai yêu thích sự bình yên và tĩnh lặng. Không gian ở đây được thiết kế với cấu trúc giống như một khu vườn mùa hạ với tiếng suối reo róc rách và những đàn cá bơi lội tung tăng dưới hồ. Xung quanh là những tán cây xanh tươi và cơn gió nhẹ nhàng, mát mẻ, tạo nên một không gian thư giãn cho du khách.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tháp Bánh Ít - một di sản văn hóa và lịch sử vô cùng quý giá mà người Chăm pa cổ đã để lại cho những thế hệ sau này. Nếu cần được hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 091 122 2288 hoặc website Hải Đăng Travel để được tư vấn miễn phí (8h-16h từ thứ hai đến chủ nhật). Bạn cũng có thể liên hệ Hải Đăng Travel qua hotline 1900 2011 để đặt tour tham quan và trải nghiệm khi đi du lịch Quy Nhơn, Bình Định nhé!

Đánh giá bài viết này : (5/5) (1 lượt đánh giá)
Tôi là Dương Phan Quốc Văn, hiện là Founder & CEO Công ty cổ phần xây dựng Hải Đăng Travel - đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch lữ hành.Tôi có hơn 18 năm kinh nghiệm trong ngành Hướng dẫn viên du lịch với kỹ năng chuyên nghiệp và vốn hiểu biết sâu rộng;14 năm xây dựng và phát triển thương hiệu Hải Đăng Travel, dẫn dắt công ty đạt nhiều danh hiệu lớn trong lĩnh vực du lịch như Tập thể lao động tiên tiến năm 2017, bằng khen vinh danh doanh nghiệp có đóng góp phát triển ngành du lịch Phú Yên năm 2016. Ngoài ra, tôi còn được phong tặng danh hiệu: Doanh nhân cống hiến và Doanh nhân trẻ tiêu biểu thành phố Hồ Chí Minh.

Chia sẻ ngay

Bài viết cùng chủ đề

Gọi ngay: 0911.2222.88