Khám phá nét đẹp văn hoá Trung thu Hàn Quốc. Du lịch Hàn Quốc dịp Tết Trung thu - tại sao không?
21/11/2024
Nếu như ở Việt Nam, Trung thu được coi là tết thiếu nhi, thì Trung thu Hàn Quốc là ngày lễ lớn trong năm. Đây là dịp người dân được nghỉ chính thức đón Tết với những nét phong tục vô cùng đặc sắc thú vị. Vì vậy du lịch Hàn Quốc dịp Tết Trung thu là thời gian đẹp nhất để khám phá xứ sở kim chi xinh đẹp. Cùng Hải Đăng Travel tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Điểm bắn pháo hoa Tết Dương Lịch 2025 đẹp nhất: Bạn đã biết chưa?
Các nước ăn Tết âm giống Việt Nam - Bạn đã biết chưa?
Du lịch Nhật Bản dịp Tết - Đón không khí xuân độc đáo tại xứ Phù Tang
Tết nên đi du lịch nước ngoài ở đâu? Điểm danh những thiên đường du lịch Tết 2025!
Top 10 địa điểm du lịch Tết ở Đà Nẵng “hot hit” năm 2025
I. Giới thiệu về Chuseok - Tết Trung thu Hàn Quốc
1. Nguồn gốc Tết Trung thu Hàn Quốc
Tết Trung thu Hàn Quốc còn có tên gọi là Chuseok, có nghĩa là “đêm mùa thu”- đêm trăng rằm đẹp nhất vào tháng 8 âm lịch. Từ thời xa xưa, người nông dân sau một năm vất vả, bận rộn với mùa màng thì cứ đến tháng 8 sẽ là mùa thu hoạch. Vào ngày trăng tròn và lớn nhất năm, tức ngày 15/08 âm lịch, họ sẽ tổ chức lễ hội lớn để vui chơi, ăn mừng một mùa vụ bội thu, đồng thời dâng lễ để biết ơn thần linh, tổ tiên và cầu nguyện cho mùa màng sau.
Cũng có truyền thuyết cho rằng, Chuseok được bắt nguồn từ thời Gabae của nước Silla. Ngày này, vua Yuri tổ chức cuộc thi dệt vải dành cho nữ nhi ở kinh thành, đội dệt được nhiều sẽ được nhận phần thưởng hậu hĩnh. Đội thua phải chuẩn bị các món ăn và biểu diễn múa hát. Dần dần, lễ Chuseok trở thành ngày lễ vui chơi trong văn hoá của người dân xứ sở kim chi.
Tết trung thu ở Hàn Quốc - Sưu tầm
2. Ý nghĩa
Mặc dù cuộc sống ngày càng hiện đại và đổi mới, ý nghĩa và những phong tục của ngày tết trung thu vẫn được lưu truyền và gìn giữ. Người dân được nghỉ 3 ngày trong dịp tết trung thu (14, 15 và 16 tháng 8 âm lịch) để trở về bên gia đình, sum vầy cùng người thân, dành tặng nhau những món quà ý nghĩa.
Nếu đến du lịch Hàn Quốc vào thời điểm này, bạn sẽ cảm nhận được không khí lễ Tết khi mà người người nhà nhà náo nức chuẩn bị cho những ngày lễ hội, dòng xe tấp nập từ các thành phố lớn đổ về các miền quê, có thể nói Tết Trung thu ở Hàn Quốc còn lớn hơn cả tết Âm lịch và là ngày lễ quan trọng nhất của năm. Nếu bạn không biết nên đi du lịch Hàn Quốc vào tháng mấy thì có thể đến Hàn Quốc vào dịp Lễ Trung thu nhé.
Tết Trung thu là dịp để sum vầy gia đình - Sưu tầm
II. Phong tục đón Tết trung thu ở Hàn Quốc
1. Những hoạt động thú vị trong ngày Chuseok
Lễ cúng gia tiên (Charye)
Vào buổi sáng ngày đầu tiên của dịp lễ Trung thu Hàn Quốc, cả gia đình sẽ tụ họp tại gian nhà chính, nơi bày bàn thờ tổ tiên để tiến hành các nghi lễ tưởng niệm. Mâm cỗ cúng rất công phu, hoành tráng và ấn tượng với món ăn chủ đạo là Mebap (cơm từ gạo mới vừa thu hoạch). Sau đó, các thành viên sẽ quây quần bên nhau để thưởng thức những món ăn đặc trưng và uống rượu truyền thống làm từ gạo có tên là Baekju.
Lễ cúng gia tiên trong Tết trung thu Hàn Quốc - Sưu tầm
Bách thảo và tảo mộ (Beolcho và Seongmyo)
Vào ngày này, người Hàn sẽ tới phần mộ của tổ tiên, dọn dẹp và chuẩn bị mâm lễ để cúng, cầu mong bình yên, hạnh phúc và sung túc trong năm tới. Hoạt động này giống với phong tục tảo mộ trong tiết Thanh minh của người Việt Nam.
Bách thảo và tảo mộ - Sưu tầm
Tục treo ngũ cốc khô trước cửa (Olgemini)
Sau khi thu hoạch, người ta sẽ chọn ra những bó ngũ cốc chín đượm nhất, đẹp nhất để treo lên cột nhà hay trước hiên nhà. Những bó được chọn này sẽ được dùng làm hạt giống cho năm sau, làm bánh cúng tổ tiên hoặc được dùng để thiết đãi khách khi nhà có tiệc. Phong tục này thể hiện sự tuần hoàn của đất trời và ước nguyện của người dân mong có những mùa màng sung túc, bội thu.
2. Trò chơi truyền thống của người Hàn trong Tết trung thu
Múa ganggangsullae
Múa ganggangsullae được xem là hoạt động nghệ thuật tiêu biểu trong dịp Tết Chuseok. Dưới đêm trăng rằm, các cô gái mặc trang phục truyền thống - Hanbok nắm tay nhau xếp thành vòng tròn ca hát và nhảy múa.
Trong văn hoá Hàn Quốc, ngày trăng rằm được ví như người con gái đến thời kỳ “khai hoa nở nhuỵ”, bởi vậy điệu múa này là phương thức ca ngợi nét đẹp thiên nhiên và người phụ nữ.
Múa ganggangsullae trong ngày Trung thu Hàn Quốc - Sưu tầm
Kéo co (Juldarigi)
Đây là trò chơi phổ biến dành cho mọi lứa tuổi, các đội tham gia có thể đến từ thôn xóm, làng bản kéo co trong tiếng trống dồn dập, hò reo và cổ vũ khiến cho bầu không khí rộn ràng, tươi vui. Ngoài mục đích vui chơi giải trí, người dân tổ chức trò chơi này còn để kết nối đồng bào, thể hiện tình làng nghĩa xóm và tinh thần đồng đội, đoàn kết.
Kéo co trong dịp lễ trung thu ở Hàn Quốc - Sưu tầm
Đấu vật (Ssireum)
Trong những ngày Tết Trung thu Hàn Quốc, đấu vật là trò chơi không thể thiếu để các chàng trai thể hiện sức mạnh của mình. Các cuộc thi đấu theo hình thức loại trực tiếp, được tổ chức trên cát, người chiến thắng sẽ được tôn vinh là Jangsa (tráng sĩ) và nhận giải thưởng vải, gạo hoặc một con bê.
Đấu vật trong ngày Trung thu ở Hàn Quốc - Sưu tầm
Trò chơi rùa
Trò chơi này xuất phát từ niềm tin rằng rùa sẽ mang đến tuổi thọ, sự may mắn và xua đuổi những linh hồn xấu.
Người dân sẽ hóa trang thành những con bò hay rùa rồi đi khắp làng cùng hát vang bài ca Nongak. Đến mỗi nhà, người lái rùa xin chủ nhà cho rùa chút gì để ăn và nói với rùa: "Thưa ông rùa, ông sẽ ăn một bữa no nê và nhảy múa nhé". Con rùa sẽ đứng dậy nhảy múa và cứ lặp lại như vậy ở từng nhà.
3. Các món ăn đặc trưng của Tết trung thu
Thông phiến (Songpyeon)
Songpyeon - còn gọi là bánh trung thu của Hàn Quốc, được làm từ bột gạo mới, có nhân là lá vừng hay các loại đậu. Vào đêm trước ngày lễ Chuseok, cả gia đình quây quần nặn bánh Songpyeon sau đó đem hấp với lá thông. Bánh được tạo hình bán nguyệt bởi với người Hàn Quốc, “trăng khuyết rồi sẽ tròn” như là sự sinh sôi, nảy nở, mong muốn một tương lai tươi sáng và thành công.
Bánh Songpyeon - Sưu tầm
Canh khoai sọ (Toranguk)
Theo Hán tự, khoai sọ còn được gọi là thổ noãn – nghĩa là “trứng dưới lòng đất”. Canh khoai sọ thường được hầm cùng với ức bò hoặc gân bò, là món canh rất bổ dưỡng và thanh đạm và cũng là món ăn truyền thống trong ngày Trung thu Hàn Quốc.
Canh khoai sọ truyền thống trong ngày Trung thu Hàn Quốc - Sưu tầm
Rượu trắng (Rượu Baekju)
Chuseok là tết Đoàn viên nên không thể thiếu các loại rượu trong những bữa tụ tập ăn uống cùng gia đình, bạn bè. Ngoài rượu Soju thường thấy, trong bữa tiệc Chuseok còn có rượu trắng Baekju được nấu và ủ men bằng gạo mới thu hoạch từ vụ mùa vừa qua. Đây cũng là một lựa chọn hợp lý khi bạn chưa biết đi du lịch Hàn Quốc mua gì làm quà cho người thân và bạn bè.
Uống rượu Baekju vào ngày Tết Trung thu ở Hàn Quốc - Sưu tầm
Tết Trung thu Hàn Quốc là nét văn hoá đẹp và độc đáo được gìn giữ cho tới tận ngày nay, có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của người dân xứ sở kim chi. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn khám phá thêm những phong tục, văn hóa Hàn Quốc. Nếu muốn được trải nghiệm ngày tết Trung thu Hàn Quốc cùng người dân bản địa nơi đây, hãy theo dõi tour du lịch Hàn Quốc của Hải Đăng Travel nhé!
Tôi là Dương Phan Quốc Văn, hiện là Founder & CEO Công ty cổ phần xây dựng Hải Đăng Travel - đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch lữ hành.Tôi có hơn 18 năm kinh nghiệm trong ngành Hướng dẫn viên du lịch với kỹ năng chuyên nghiệp và vốn hiểu biết sâu rộng;14 năm xây dựng và phát triển thương hiệu Hải Đăng Travel, dẫn dắt công ty đạt nhiều danh hiệu lớn trong lĩnh vực du lịch như Tập thể lao động tiên tiến năm 2017, bằng khen vinh danh doanh nghiệp có đóng góp phát triển ngành du lịch Phú Yên năm 2016. Ngoài ra, tôi còn được phong tặng danh hiệu: Doanh nhân cống hiến và Doanh nhân trẻ tiêu biểu thành phố Hồ Chí Minh.