Responsive Navbar

Vì sao không nên nhường ghế trên tàu điện ngầm cho người già ở Nhật

Quốc Văn

28/10/2024

Nhường chỗ cho người già là quy tắc lịch sự phổ biến ở nhiều quốc gia. Đặc biệt ở các quốc gia châu Á, hành động này thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi. Những người trẻ tuổi phớt lờ, “chiếm chỗ” của người già thậm chí còn bị lên án, được coi là một hành xử tồi tệ. Tuy nhiên, không phải lúc nào điều này cũng xảy ra.

Khi đi du lịch Nhật Bản, nhiều người từng bắt gặp cảnh những hành khách lớn tuổi phải đứng, trong khi những người trẻ tuổi hơn họ lại ngồi. Hình ảnh này dường như rất khó chấp nhận ở một quốc gia văn minh, nổi tiếng bởi lối hành xử đẹp trong cộng đồng. Trên thực tế, mỗi đất nước lại có một quan niệm riêng mà trước khi đặt chân tới, bạn đều cần phải tìm hiểu.

Khi đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản, bạn cũng cần phải quan sát và tìm hiểu văn hóa nước bạn. Ảnh: Japan Times

Khi đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản, bạn cũng cần phải quan sát và tìm hiểu văn hóa nước bạn. Ảnh: Japan Times

Người Nhật nổi tiếng với sự tự trọng rất cao. Người ta cho rằng hành động người khác nhường ghế giống như một một sự thiếu tôn trọng, cho rằng họ đã già và không thể tự lo cho mình hoặc cũng có thể khiến họ cảm thấy tổn thương khi nghĩ về tuổi tác. Ngoài ra, người Nhật đặc biệt ngại cảm giác gây bất tiện cho cộng đồng xung quanh nên sẽ cảm thấy không thoải mái nếu người khác vì mình mà phải nhường chỗ. Trên thực tế, Nhật Bản có tỷ lệ dân số già chiếm đa số. Rất nhiều người trên 60 tuổi vẫn tiếp tục lao động và sinh hoạt như người trẻ tuổi.

Thông thường, nếu người lớn tuổi cảm thấy không khỏe trong người, họ sẽ chủ động tìm ghế ngồi nếu còn chỗ, thay vì để người khác đứng lên, ra hiệu nhường chỗ cho mình. Có quan điểm của người Nhật cho rằng, ngay cả khi bạn có lòng tốt muốn nhường ghế thì cũng không đồng nghĩa với việc người khác phải chấp nhận điều đó.

Nếu đến du lịch Nhật Bản, bạn sẽ thấy không nhiều người trẻ có hành động chủ động nhường ghế. Phần lớn số họ sẽ đứng trên tàu và để số ghế trống nhiều hơn, dành cho người già, phụ nữ có thai, người ốm hoặc trẻ em có thể thoải mái ngồi. Đây được xem là một sự tôn trọng “vô hình”, sẽ không ảnh hưởng đến cảm xúc của người lớn tuổi. Còn nếu đang ngồi mà thấy có hành khách cao tuổi, bạn có thể lẳng lặng đứng dậy ra đi về phía cửa ra vào, giống như chuẩn bị xuống ga. Nếu vị khách đó cảm thấy muốn ngồi sẽ chủ động tìm tới.

Bài viết được sưu tầm. Bàiviết và hình ảnh đăng với mục đích chia sẽ, nếu có vi phạm bản quyên vui lòngliên hệ 19002011, chúng tôi sẽ chỉnh sửa.

du lịch nhật bản

trọn tour nhật bản giá rẻ


Đánh giá bài viết này : (5/5) (1 lượt đánh giá)
Tôi là Dương Phan Quốc Văn, hiện là Founder & CEO Công ty cổ phần xây dựng Hải Đăng Travel - đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch lữ hành.Tôi có hơn 18 năm kinh nghiệm trong ngành Hướng dẫn viên du lịch với kỹ năng chuyên nghiệp và vốn hiểu biết sâu rộng;14 năm xây dựng và phát triển thương hiệu Hải Đăng Travel, dẫn dắt công ty đạt nhiều danh hiệu lớn trong lĩnh vực du lịch như Tập thể lao động tiên tiến năm 2017, bằng khen vinh danh doanh nghiệp có đóng góp phát triển ngành du lịch Phú Yên năm 2016. Ngoài ra, tôi còn được phong tặng danh hiệu: Doanh nhân cống hiến và Doanh nhân trẻ tiêu biểu thành phố Hồ Chí Minh.

Chia sẻ ngay

Tổng quan bài viết

Bài viết cùng chủ đề

Gọi ngay: 0911.2222.88