Responsive Navbar

Giới thiệu về đất nước Singapore

Quốc Văn

12/12/2024

Singapore: tên chính thức là nước Cộng hòa Singapore, là một thành bang và đảo quốc tại Đông Nam Á. Đảo quốc nằm ngoài khơi mũi phía nam của bán đảo Mã Lai và cách xích đạo 137 km về phía bắc. Lãnh thổ Singapore gồm có một đảo chính hình thoi, và khoảng 60 đảo nhỏ hơn. Singapore có khí hậu nóng ẩm quanh năm, dân số ít chỉ hơn 5 triệu người (năm 2013) và một nền văn hóa đa sắc tộc – Đây chính là nét đặc trưng làm nên một Singapore độc đáo thu hút khách du lịch nước ngoài mỗi năm.

Thông tin về đất nước Singapore:

  1. Tên nước: Singapore, tên chính thức là nước Cộng hòa Singapore. Tên chính thức tiếng Anh là Republic of Singapore.
  2. Thủ đô: Thành Phố Singapore.
  3. Vị trí địa lý: Lãnh thổ của Singapore được ngăn cách với bán đảo Malaysia bởi eo biển Johor. Ở phía Nam là eo biển Singapore, eo biển này giáp với biển Đông về phía Đông và giáp với vịnh Malacca và Ấn Độ Dương về phía Tây. Những nước láng giềng kế cận của Singapore là Malaysia, Brunei Darussalam và Indonesia.
  4. Diện tích: 712km2, trong đó diện tích đất là 682,7 km2 với chiều dài bờ biển khoảng 150,5 km.
  5. Khí hậu: Singapore không có bốn mùa như các nước xa đường Xích đạo. Thời tiết ở đây quanh năm hầu như không thay đổi với lượng mưa khá nhiều.
  6. Dân số: 5,399 triệu người (2013).
  7. Dân tộc: Singapore có thành phần dân tộc đa dạng, song các dân tộc châu Á chiếm ưu thế: 75% dân số là người Hoa, các cộng đồng thiểu số đáng kể là người Mã Lai, người Ấn Độ, và người Âu-Á.
  8. Tôn giáo: Phật giáo là tôn giáo được thực hành phổ biến nhất tại Singapore, với 33% số cư dân tuyên bố bản thân họ là tín đồ đạo Phật trong cuộc điều tra dân số gần đây nhất. Tôn giáo được thực hành phổ biến thứ nhì là Ki-tô giáo, sau đó là Hồi giáo, Đạo giáo, và Ấn Độ giáo. 17% dân số không gia nhập tôn giáo nào.
  9. Ngôn ngữ: Bốn ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh, tiếng Mã Lai, tiếng Hoa và tiếng Tamil.
  10. Tiền tệ: Đô la Singapore
  11. Ngày Quốc khánh: 9 tháng 8 năm 1965.
  12. Thể chế nhà nước: Hiến pháp được xây dựng vào 3 tháng 6 năm 1959, được sửa đổi vào năm 1965 ( dựa trên Hiến pháp trước khi độc lập của Singapore) quy định Singapore theo chế độ Cộng hoà Nghị viện.
  13. Cơ quan hành pháp: Tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp và giữ một nhiệm kỳ 6 năm.
  14. Cơ quan lập pháp: Quốc hội độc viện gồm 84 ghế, nghị viên được bầu trong nhiệm kỳ 5 năm. Ngoài ra còn có 9 nghị viên được đề cử, 3 ứng cử viên Đảng đối lập có số phiếu gần nhất với người thắng cử cũng có thể được chọn là nghị viên .
  15. Múi giờ: (UTC+8)
  16. Tên miền Internet: .sg
  17. Mã số điện thoại: +65

Địa lý

Vĩ độ: từ 1o09′ Bắc đến 1o29′ Bắc
Kinh độ: từ 104o36′ Đông đến 104o24′ Đông
Với vĩ độ đó Singapore chỉ cách đường Xích đạo khoảng 137 km về phía Bắc.
Đảo chính có chiều ngang từ Đông sang Tây là 42 km và chiều dài từ Bắc xuống Nam là 23 km. Tổng diện tích của Singapore là 712km2, trong đó diện tích đất là 682,7 km2 với chiều dài bờ biển khoảng 150,5 km. Lãnh thổ của Singaporc được ngăn cách với bán đảo Malaysia bởi co hiển Johor. Ở phía Nam là eo biển Singapore, eo biển này giáp với biển Đông về phía Đông và giáp với vịnh Malacca và Ấn Độ Dương về phía Tây. Những nước láng giềng kế cận của Singapore là Malaysia, Brunei Darussalam và Indonesia.

Khí hậu

Khí hậu Singapore tương đối giống với khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới và nắng quanh năm. Với sự tác động của vùng duyên hải nên nhiệt độ Singapore hầu như duy trì ở mức độ từ 24oC và 32oC. Singapore có độ ẩm rất cao, khoảng 84,4%. Tháng 12 là tháng mưa liên tục, tháng 02 là tháng nắng suốt cả tháng, tháng 07 và tháng 08 là tháng nóng nhất với nhiệt độ cao đạt mức tối đa.

Chính trị

Singapore là một nước cộng hòa nghị viện, có chính phủ nghị viện nhất viện theo hệ thống Westminster đại diện cho các khu vực bầu cử. Hiến pháp của quốc gia thiết lập hệ thống chính trị dân chủ đại diện.
Quyền hành pháp thuộc về Nội các Singapore, do Thủ tướng lãnh đạo, và ở một mức độ thấp hơn rất nhiều là Tổng thống.
Quốc hội đóng vai trò là nhánh lập pháp của chính phủ. Các thành viên của Quốc hội gồm có các thành viên đắc cử, phi tuyển khu và được chỉ định.
Hệ thống tư pháp của Singapore dựa trên thông luật Anh, song có các khác biệt địa phương đáng kể. Việc bồi thẩm đoàn xử án bị bãi bỏ vào năm 1970, các phán quyết tư pháp sẽ hoàn toàn nằm trong tay các thẩm phán được chỉ định.
Hiện tại, Singapore vẫn duy trì diện mạo của một nền dân chủ nhưng Đảng Hành động Nhân dân (PAP) cầm quyền đã thống trị nền chính trị kể từ khi nước này giành được độc lập bằng cách tạo ra những rào cản lớn đối với các đảng chính trị đối lập, và hiện nay PAP nắm hơn 90% số ghế trong Quốc hội.

Kinh tế

Đất nước Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước. Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore có 12 khu vực công nghiệp lớn, trong đó lớn nhất là Khu công nghiệp Jurong. Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á. Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức.
Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân). Kinh tế Singapore từ cuối những năm 1980 đạt tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất thế giới: 1994 đạt 10%, 1995 là 8,9%. Tuy nhiên, từ cuối 1997, do ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ, đồng đô la Singapore đã bị mất giá 20% và tăng trưởng kinh tế năm 1998 giảm mạnh chỉ còn 1,3%. Từ 1999, Singapore bắt đầu phục hồi nhanh: Năm 1999, tăng trưởng 5,5%, và năm 2000 đạt hơn 9%. Do ảnh hưởng của sự kiện 11 tháng 9, suy giảm của kinh tế thế giới và sau đó là dịch SARS, kinh tế Singapore bị ảnh hưởng nặng nề: Năm 2001, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt -2,2%, 2002, đạt 3% và 2003 chỉ đạt 1,1%. Từ 2004, tăng trưởng mạnh: năm 2004 đạt 8,4%; 2005 đạt 5,7%; năm 2006 đạt 7,7% và năm 2007 đạt 7,5%. Năm 2009, GDP chỉ tăng 1,2% do tác động của khủng hoảng kinh tế.

Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. Singapore đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến Singapore thành một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế toàn cầu và châu Á và một nền kinh tế đa dạng nhạy cảm kinh doanh.

Văn hóa

Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của Singapore là cơ cấu dân số đa dạng gồm nhiều chủng tộc nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi và những thành tựu thương mại của đất nước. Được ngài Thomas Stamford Raffles thành lập như một đầu mối giao thương buôn bán vào ngày 29 tháng 1 năm 1819, Singapore – một làng chài nhỏ bé ngày nào đã nhanh chóng thu hút những người dân nhập cư và các thương nhân đến từ Trung Quốc, tiểu lục địa Ấn Độ, Indonesia, bán đảo Mã Lai và vùng Trung Đông.

Bị lôi cuốn bởi viễn cảnh tương lai tươi đẹp, những người nhập cư đã mang theo những nét riêng về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán và các lễ hội của mình đến Singapore. Các cuộc kết hôn chéo và sự chung sống hòa hợp giữa các dân tộc đã dệt nên một bức tranh văn hóa đầy màu sắc, hình thành một xã hội Singapore đa dạng và mang lại cho đảo quốc này một di sản văn hóa phong phú đầy sức sống. Cho đến cuối thế kỉ 19, Singapore đã trở thành một trong những thành phố đa chủng tộc – đa văn hóa nhất của châu Á với các dân tộc chủ yếu là người Hoa, người Mã Lai, người Ấn, người Peranakan và những người Á Âu.

Tôn giáo

Phật giáo là tôn giáo được thực hành phổ biến nhất tại Singapore, với 33% số cư dân tuyên bố bản thân họ là tín đồ đạo Phật trong cuộc điều tra dân số gần đây nhất. Tôn giáo được thực hành phổ biến thứ nhì là Ki-tô giáo, sau đó là Hồi giáo, Đạo giáo, và Ấn Độ giáo. 17% dân số không gia nhập tôn giáo nào. Tỷ lệ tín đồ Ki-tô giáo, Đạo giáo, và người không tôn giáo tăng trong khoảng thời gian giữa năm 2000 và 2010, mỗi nhóm tăng 3%, trong khi tỷ lệ tín đồ Phật giáo thì giảm xuống. Các đức tin khác vẫn ổn định trên quy mô lớn về tỷ lệ dân số.

Ẩm thực

Với di sản đa văn hóa phong phú, Singapore quả là điểm hội tụ của nhiều hương vị ẩm thực. Bạn có thể nhận ra nét đa dạng của văn hóa Singapore thể hiện trong vô số các món ăn mang phong vị dân tộc từ Trung Hoa, Mã Lai, đến Ấn Độ, Peranakan và rất nhiều nơi khác.

Nào, hãy du lịch Singapore cùng công ty Hải Đăng qua bài viết này qua các khu dân cư khác nhau, bạn sẽ bắt gặp các món ăn Mã Lai chế biến theo phong cách Hồi giáo, khay thức ăn chay thali của vùng Nam Ấn, món bánh mì naan và cơm trộn briyani của vùng Bắc Ấn, dim sum của người Quảng Đông, cơm gà Hải Nam, vịt quay Bắc Kinh, mì Hokkien (mì xào của tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc) và cuốn popiah (bò bía) luôn sẵn có tại các trung tâm ẩm thực và nhà hàng trên khắp Singapore.

Món ăn Trung Hoa là một trong những mảng chính trong ẩm thực Singapore. Người Hoa tin vào việc kết hợp các nguyên liệu để tăng cường hòa hợp âm dương trong món ăn. Thức ăn cũng được dùng với tính chất biểu tượng, như mì sợi tượng trưng cho sự trường thọ, hào tượng trưng cho điềm may và cá tượng trưng cho thịnh vượng phát đạt.

Các ngày quốc lễ

  • Thaipusam
    Lễ hội Thaipusam SingaporeThaipusam là một lễ hội cổ xưa của người Ấn Độ vốn không còn tồn tại nhưng hiện nay, lễ hội này vẫn còn ở Singapore.
  • Theo truyền thống của người Ấn Độ, lễ hội Thaipusam được tổ chức nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của một vị thần Hindu để thể hiện lòng tôn thờ, cầu mong hạnh phúc, bình an cho mọi người.
    Tại lễ hội này, nhiều hoạt động được tổ chức như các điệu múa truyền thống, các chương trình ca nhạc và mọi người có thể tham gia vào các cuộc hành hương với rất nhiều các nghi lễ “rùng rợn” như xuyên kim loại qua các phần trên cơ thể. Đây là một cách để thể hiện lòng tôn thờ với vị thần và thể hiện sự mộ đạo.

  • Lễ hội ánh sáng (Deepavali)
    Đây là lễ hội của người theo đạo Hindu, lễ hội ánh sáng mang ý nghĩa như sự chiến thắng của cái thiện với cái ác và ánh sáng soi rọi đến những nơi u tối. Vào dịp lễ hội ánh sáng, người Hindu sẽ trang hoàng nhà cửa với rất nhiều loại đèn, đến thăm bạn bè đồng thời tổ chức nhiều hoạt động như trưng bày các sản phẩm mĩ nghệ, tặng phẩm… Đến Singapore vào dịp này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng đường phố với đủ các loại đèn lung linh sắc màu để lại ấn tượng khó quên.

  • Lễ Hari Raya Puara
    Đây là một trong 2 ngày lễ lớn của người Hồi Giáo ở đất nước Singapore. Lễ chính thức vào ngày có trăng trong tháng Syawal, đánh dấu ngày kết thúc của tháng Ramadan trong đạo Hồi. Hari Raya Puara là thời gian để mọi người tha thứ cho những lỗi lầm của nhau đồng thời cũng để thắt chặt thêm quan hệ trong cộng đồng. Trong thời điểm lễ Hari Raya Puara mọi người đến thăm nhau và tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn như mua sắm ở chợ đêm với những mặt hàng đặc trưng của người Malaysia.
  • Lễ Phật Đản
    Đây là ngày lễ lớn nhất của Đạo Phật. Vào ngày này,mọi người thường hay dùng oản cho các sư sãi và cho thức ăn cho những người nghèo khó. Ngoài ra, đường phố và chùa cũng được trang trí với đèn và hoa để tỏ lòng tôn kính.
  • Tết trung thu
    Tại Singapore, tết Trung thu là một lễ hội rất lớn. Vào dịp này, khu Chinatown rực rỡ với những chiếc đèn lồng đầy màu sắc. Nếu đến Singapore vào dịp này, bạn sẽ không thể quên được những hình ảnh sống động và rực rỡ với những chiếc đèn lồng lung linh. Vào tết trung thu, các gia đình ở Singapore sẽ có dịp quây quần bên nhau chia sẻ những niềm vui và sự ấm cúng.
  • Tết dương lịch
    Cũng như các quốc gia Đông Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc… do ảnh hưởng nhiều văn hoá, văn minh phương Tây nên Singapore từ lâu đã tổ chức đón Tết Dương lịch. Tuy nhiên, thời gian đón Tết Dương lịch của Singapore cũng như Hàn Quốc, Trung Quốc… thường diễn ra không dài, không khí tết chỉ trong vòng vài ba kể từ ngày chính thức 1/1 của đầu năm dương lịch.
  • Ngày quốc khánh Singapore
    Quốc khánh Singapore vào ngày 9/8. Vào ngày này, người dân Singapore thường sẽ tập trung tại các khu tổ chức diễu hành, bắn pháo hoa hay địa điểm không lực trình diễn như Marina Bay Sand hay nhà hát Esplanade. Vào dịp lễ quốc khánh, không chỉ tổ chức các hoạt động trên mà Singapore còn tổ chức các hoạt động tình nguyện nhằm cung cấp các thông tin về ngày quốc khánh và về đất nước Singapore.

Giáo dục

Giáo dục các cấp tiểu học, trung học, và đại học hầu hết được nhà nước hỗ trợ. Toàn bộ các tổ chức dù là công hay tư đều phải được đăng ký với Bộ Giáo dục. Tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy trong toàn bộ các trường học công, và toàn bộ các môn học được dạy và thi bằng tiếng Anh ngoại trừ bài luận bằng “tiếng mẹ đẻ”. Trong khi thuật ngữ “tiếng mẹ đẻ” về tổng thể tầm quốc tế là đề cập đến ngôn ngữ thứ nhất, song nó được sử dụng nhằm đề cập đến ngôn ngữ thứ hai trong hệ thống giáo dục của Singapore, do tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất. Các học sinh ở tại nước ngoài trong một thời gian, hoặc gặp khó khăn với “tiếng mẹ đẻ” của họ, được phép có một đề cương giản hóa hoặc bỏ qua môn học.

Giáo dục gồm ba giai đoạn: tiểu học, trung học, và tiền đại học, trong đó chỉ có cấp tiểu học là bắt buộc. Học sinh bắt đầu với 6 năm tiểu học, gồm 4 năm cơ sở và hai năm định hướng, chương trình giảng dạy tập trung vào phát triển Anh ngữ, bản ngữ, toán học, và khoa học. Trung học kéo dài 4-5 năm, và được phân thành các ban Đặc thù, Nhanh, Phổ thông (Học thuật), và Phổ thông (Kỹ thật) trong mỗi trường, dựa theo trình độ năng lực của mỗi học sinh. Phân loại chương trình cơ bản tương tự cấp tiểu học, song các lớp học chuyên biệt hơn nhiều. Giáo dục tiền đại học diễn ra trong 2-3 năm tại các trường cao đẳng, hầu hết gọi là Học viện sơ cấp. Một số trường học được tự do trong chương trình giảng dạy của mình và được gọi là trường tự chủ. Các trường này tồn tại từ cấp trung học trở lên.

Đánh giá bài viết này : (4.67/5) (3 lượt đánh giá)
Tôi là Dương Phan Quốc Văn, hiện là Founder & CEO Công ty cổ phần xây dựng Hải Đăng Travel - đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch lữ hành.Tôi có hơn 18 năm kinh nghiệm trong ngành Hướng dẫn viên du lịch với kỹ năng chuyên nghiệp và vốn hiểu biết sâu rộng;14 năm xây dựng và phát triển thương hiệu Hải Đăng Travel, dẫn dắt công ty đạt nhiều danh hiệu lớn trong lĩnh vực du lịch như Tập thể lao động tiên tiến năm 2017, bằng khen vinh danh doanh nghiệp có đóng góp phát triển ngành du lịch Phú Yên năm 2016. Ngoài ra, tôi còn được phong tặng danh hiệu: Doanh nhân cống hiến và Doanh nhân trẻ tiêu biểu thành phố Hồ Chí Minh.

Chia sẻ ngay

Tổng quan bài viết

Bài viết cùng chủ đề

Gọi ngay: 0911.2222.88