CƠM LAM – GÀ SA LỬA
21/11/2024
Tây Nguyên huyền bí luôn mang bên mình những nét văn hóa độc đáo mới lạ. Từ cảnh vật, con người, văn hóa lễ hội, tiếng cồng chiêng đến văn hóa đến ẩm thực. Nhắc tới đây, nêu ai đã từng đặt chân đến mà chưa thưởng thức qua món cơm lam-gà sa lửa thì quả là chưa về với Tây Nguyên.
Điểm bắn pháo hoa Tết Dương Lịch 2025 đẹp nhất: Bạn đã biết chưa?
Các nước ăn Tết âm giống Việt Nam - Bạn đã biết chưa?
Du lịch Nhật Bản dịp Tết - Đón không khí xuân độc đáo tại xứ Phù Tang
Tết nên đi du lịch nước ngoài ở đâu? Điểm danh những thiên đường du lịch Tết 2025!
Top 10 địa điểm du lịch Tết ở Đà Nẵng “hot hit” năm 2025
Khác với nền văn hóa lúa nước, văn hóa nương rẫy - văn hóa du canh du cư của người đồng bào trên dãi đất Tây Nguyên luôn có những sáng tạo trong mọi phương diện để phù hợp nhất. Trong đó món cơm lam cũng phần nào nói lên điều ấy. Cũng một vài thông tin điểm qua để chúng ta hiểu phần nào lại có cơm lam: món ăn này không chỉ có ở Tây Nguyên, mà còn có ở cả vùng Tây Bắc, các nước láng giềng nữa đó. Món ăn thể hiện tính cộng đồng rất cao, mang hương vị của núi rừng vừa dân dã lại vừa tinh tế.
Cơm lam phù hợp với lối canh tác du canh du cư tiện cho việc di chuyển vì không cầu kỳ, nặng nề và lại dễ nấu. Món cơm ấy vừa chắc cái bụng lại dễ ăn nên dần lâu trở thành một nét văn hóa ẩm thực độc đáo và mang bản sắc của những tộc người nơi vùng sơn cước.
Gà sa lửa(Sưu tầm)
Để hiểu hơn về món ngon ấy, hãy cùng tôi tìm hiểu về cách nấu nhé:
Cơm lam được nấu trong ống tre, nứa, giang nên việc quan trọng là phải chọn được những ống tre, nứa, giang sao cho không quá già, không quá non. Vì nếu già quá thì dễ cháy khét và khó nấu. Còn ống non quá thì lại có vị nhẵn khó ăn. Sau đó là nguyên liệu chính, theo người đồng bào miền sơn cước kể cho tôi thì gạo để nấu là gạo nương mới gặt đầu mùa là ngon nhất. Hạt gạo trắng, mẩy, tròn to thì mới là hảo hạng. Gạo đêm vo kỹ rồi ngâm trong nước chừng 5-6 giờ đồng hồ, có khi là qua đêm. Sau đó vớt ra gút nước. Cho gạo vào ống tre/nứa đã chuẩn bị sẵn, khi cho nhớ không được nén quá chặt, không đổ đầy ống. Chừa miệng ống chừng một đoạn ngắn, rồi lấy lá chuối hoặc lá dong mà đậy cho kín phần miệng ống. Tiếp theo, bếp lửa hon lên từ khi bóng trời khuất sau tán rừng, chờ cho lửa thật son thật đợm lần lượt đặt các ống lên bếp hoặc vùi vào trong than hồng. Và nhớ là phải đảo liền tay để cho cơm chín đều.
Cơm lam (Sưu tầm)
Nghe thì có vẻ nhiều bước và hơi phức tạp nhưng với người đồng bào anh em thì họ quen tay và nhanh lắm các bạn à. Phần thân ống cháy xém, mùi hương của gạo tỏa ra xung quanh cũng là lúc cơm đã chín. Và tất nhiên sẵn cái ánh lửa hồng, người đồng bào đặt luôn vài xâu thịt heo hoặc con gà lên trên để ăn kèm. Gà là thứ được chọn nhiều hơn vì dễ tìm mà lại không mấy khan hiếm. Gà đi bộ là ngon nhất vì thịt vừa dai, thơm mà da lại mỏng. Gà sau khi làm sạch, ướp với ít lá rừng, muối, tiêu, hành tím. Khi thả trên lửa màn da căng mọng, mỡ gà chảy xèo xèo, tỏa lên một hương thơm khuynh động cả vùng đồi bởi thế nên mới gọi là gà sa lửa đó các bạn.
Đặc sản Tây Nguyên cơm lam - gà sa lửa (Sưu tầm)
Tán rừng già giường như nhường chỗ cho màn đêm dày đặt, cũng là lúc món ăn đã xong và chân tay của những anh chàng sơn cước cũng cần ngơi lại để tiếp nguồn năng lượng cho ngày mai. Thì món cơm lam- gà sa lửa trở thành món ăn quen thuộc và bên bếp lửa ửng hồng những tiếng cười nói, miếng thịt gà chấm với muối tiêu rừng ăn kèm cơm lam nóng hổi như thể nuốt chửng cả màn đêm u tịch.
Và giờ đây món ăn ấy không còn chỉ là một câu chuyện, không còn là món ăn của những ngày lên nương lên rẫy mà đã trở thành thứ đặc sản chẳng nào lẫn tạp. Mang một vóc dáng Tây Nguyên. Một nét văn hóa ẩm thực độc đáo và rất riêng của cư dân vùng sơn cước.
Nhớ nhé, đến đây phải một lần thưởng cho được món cơm lam-gà sa lửa một lần để thấm được chất núi rừng thấm được tình người chỉ qua một món ăn ấy bạn nhé.