Responsive Navbar

Kinh nghiệm du lịch Sapa tháng 12 đón tuyết săn mây chi tiết nhất

Quốc Văn

07/12/2024

Tiếp tục với series Khám phá Spa số thứ 6, hãy cùng với Hải Đăng tìm hiểu những khung cảnh lãng mạn, những nét đẹp mà bạn chỉ có thể gặp được khi đến với Sapa vào tháng 12. Du lịch Sapa tháng 12 luôn là một trải nghiệm thú vị với rất nhiều điểm đến hấp dẫn cùng quang cảnh tuyết phủ trắng sườn đồi làm đắm chìm cho những ai đã từng đến đây. Nếu bạn vẫn còn đang phân vân có nên đến Sapa tháng 12 hay không thì đây sẽ là bài viết dành cho bạn.

Đôi nét về Sapa

Sapa là một thị xã thuộc tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Tên gọi của thị xã xuất phát từ tên thị trấn Sa Pa cũ. Thị trấn này ra đời vào năm 1905, khi người Pháp phát hiện đây là địa điểm lý tưởng để xây dựng khu nghỉ mát và đã thực hiện. Tên "Sa Pả" là tên gọi của người dân vùng này xuất phát từ tiếng Quan thoại có nghĩa là "bãi cát" , người Pháp viết tên khu là "Chapa", vì âm "S" phát âm cứng gần như "Ch" trong tiếng Pháp và "S" trong tiếng Việt chuẩn. Dấu tích còn lại của tên vùng là phường Sa Pả ngày nay. Cùng với các tên đó là loạt tên xã theo tiếng H'Mông như Lao Chải, San Sả Hồ, Sử Pán, Suối Thầu, Tả Giàng Phình,..

Du lịch Sapa tháng 12
Du lịch Sapa tháng 12 có gì hấp dẫn - Sưu tầm

Theo như thống kê năm 2019, thị xã Sa Pa có diện tích 681,37 km², dân số là 81.857 người, mật độ dân số đạt 120 người/km². Đây là nơi sinh sống của dân cư 6 dân tộc Kinh, H'Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xá Phó, trong đó:
  • H'Mông chiếm 51,65%,
  • Dao chiếm 23,04%,
  • Kinh chiếm 17,91%,
  • Tày chiếm 4,74%,
  • Giáy chiếm 1,36%,
  • Phù Lá chiếm 1,06%,
  • Hoa và các dân tộc khác chiếm 0,23%,...

Mặc dù phần lớn cư dân Sa Pa là những người dân tộc thiểu số, nhưng khu vực trung tâm thị xã lại tập trung chủ yếu những người Kinh sinh sống bằng nông nghiệp và dịch vụ du lịch. Du lịch Sapa tháng 12, du khách sẽ được tham gia và rất nhiều lễ hội của các dân tộc khác nhau, mỗi lễ hội đều có những nét đặc trưng riêng:

  • Hội roóng pọc của người Giáy vào tháng giêng âm lịch.
  • Hội sải sán (đạp núi) của người H'Mông.
  • Lễ tết nhảy của người Dao diễn ra vào tháng tết hàng năm.
Những ngày chợ phiên ở Sapa nhộn nhịp vào tối thứ bảy và kéo dài đến chủ nhật hàng tuần. Chợ Sapa có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách từ phương xa tới. Người ta còn gọi nó là "chợ tình Sapa" vì ở đây nam nữ thanh niên người dân tộc H'Mông, Dao đỏ có thể nhờ âm thanh của khèn, sáo, đàn môi, kèn lá hay bằng lời hát để tìm hay gặp gỡ bạn tình.

Lễ hội ở Sapa
Sapa có rất nhiều lễ hội, thu hút rất đông du khách ghé thăm hằng năm - Sưu tầm

Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị xã Sa Pa có độ cao trung bình khoảng 1.500 m – 1.800 m so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 33 km và 317 km tính từ Hà Nội. Ngoài con đường chính từ thành phố Lào Cai, để tới Sa Pa còn một tuyến giao thông khác, quốc lộ 4D nối từ xã Bình Lư, Tam Đường, Lai Châu. Sa Pa nằm trên một mặt bằng ở độ cao 1.500 đến 1.650m ở sườn núi Lô Suây Tông. Đỉnh của núi này có thể nhìn thấy ở phía đông nam của Sa Pa, có độ cao 2.228m. Từ trung tâm thị xã nhìn xuống có thung lũng Ngòi Đum ở phía đông bắc và thung lũng Mường Hoa ở phía đông nam. Tại ngã ba ranh giới phía Tây của thị xã Sapa với các huyện Tam Đường và Tân Uyên, trên địa bàn xã Hoàng Liên là ngọn núi Fansipan - nóc nhà của Đông Dương, cao gần 3.143m.

Thị trấn Sapa trong sương mù
Thị trấn Sapa trong sương mù - Sưu tầm
Khí hậu trên toàn thị xã Sapa mang sắc thái của xứ ôn đới với nhiệt độ trung bình 15-18 °C. Tuy nằm ở miền Bắc Việt Nam, lẽ ra phải mang khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhưng do nằm ở địa hình cao và gần chí tuyến nên Sa Pa có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, ôn đới, không khí mát mẻ quanh năm.
  • Vào mùa hè, thời tiết ở thị xã một ngày như là có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, có nắng, không khí dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa Pa là 15 °C. Mùa hè, thị xã không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, khoảng 13 °C – 15 °C vào ban đêm và 20 °C – 25 °C vào ban ngày.
  • Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có lúc xuống dưới 0 °C và có tuyết rơi. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây khoảng từ 1.800 đến 2.200 mm, tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 5 tới tháng 8.

Tuyết rơi ở Sapa
Tuyết rơi trắng xóa ở Sapa - khung cảnh thu hút rất đông du khách du lịch Sapa tháng 12 - Sưu tầm

Sa Pa là một trong những địa điểm hiếm hoi có tuyết rơi tại Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ 1957 tới 2013, 21 lần tuyết rơi tại Sa Pa. Lần tuyết rơi mạnh nhất vào ngày 13 tháng 2 năm 1968, liên tục từ 3 giờ sáng đến 14 giờ cùng ngày, dày tới 20 cm.

Vẻ đẹp Sapa tháng 12

Sapa tuyết rơi trắng trời

Sapa với độ cao trên 1600m so với mực nước biển, vào mùa đông nhiệt độ ở đây cực thấp có lúc xuống tới dưới 0⁰C. Đây là điều kiện để tuyết rơi, còn gì thú vị hơn khi các bạn được một lần trong đời chạm tay vào tuyết và chơi những trò chơi trên tuyết hay ngồi bên bếp lửa nhâm nhi tách trà nóng, hay là cùng tán gẫu với bạn bè. Du lịch Sapa tháng 12 với chùm tour du lịch Sapa của Hải Đăng Travel vào thời gian này bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên núi rừng đẹp đến ngỡ ngàng với cảnh sắc chìm ngập trong tuyết trắng.

Đón tuyết ở Sapa
Đón tuyết ở Sapa - Sưu tầm

Bạn có biết du lịch Sapa tháng 12 có gì hấp dẫn ngoài tuyết rơi hay không? Câu trả lời đó chính là sương mù giăng khắp lối. Ở Sapa vào những ngày đông còn được bao phủ bởi những lớp sương mù. Chúng giống như những tấm voan mỏng bao quanh những ngôi nhà, những rặng cây hay sườn núi tạo nên một khung cảnh thơ mộng hữu tình.

Sapa trong sương mù
Sapa trong sương mù - Sưu tầm

Trải nghiệm đón bình minh khi du lịch Sapa tháng 12 để nhìn ngắm các bản làng ẩn hiện trong sương sớm, cùng dải mây vắt ngang sườn núi. Khi những tia nắng đầu ngày bắt đầu xuất hiện là lúc dải sương mù dần tan, để lộ ra dãy nhà bình dị và ruộng đồng trải khắp triền núi. Lúc hoàng hôn dần buông, nắng tắt dần thì tấm lụa sương mù lại tràn lên bao phủ trọn lấy Sapa làm ta liên tưởng như nó là “tấm chăn” khổng lồ. Bạn chắc chắn sẽ không khỏi xuýt xoa trước thiên nhiên “tựa như tiên cảnh” ở đây.

Series Khám phá Sapa: Kinh nghiệm du lịch Sapa tháng 10 mùa lúa chín đẹp nhất 

Sapa tháng 12: Đắm chìm trong sắc mận, sắc đào

Du lịch Sapa tháng 12, các bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa mận, hoa đào. Sắc đào, sắc mận đã nhẹ nhàng tô điểm cho bức tranh thiên nhiên ở đây thêm quyến rũ bội phần.

Hoa mận ở Sapa tháng 12
Hoa mận ở Sapa tháng 12 - Sưu tầm

Được hòa mình vào cuộc sống nhộn nhịp ở nơi đây

Chợ Tình ở Sapa
Chợ Tình ở Sapa - Sưu tầm
Nếu như tháng 11 là lúc lý tưởng để ngắm nhìn thiên nhiên hùng vỹ thì Sapa tháng 12 lại là “giờ vàng” cho mùa lễ hội của nhiều dân tộc thiểu số. Diện trang phục thổ cẩm truyền thống và cùng nhảy múa bên ngọn lửa ấm áp là ý tưởng không tồi đâu đấy nhé!

Đến với Sapa vào những ngày đông bạn sẽ được hòa mình vào cuộc sống nhộn nhịp ở nơi đây. Những quầy hàng, phiên chợ và chợ Tình Sapa vẫn tấp nập người mua kẻ bán cùng với câu hát điệu kèn của các chàng trai cô gái nơi phố núi.

Thời tiết tháng 12 tại Sapa

Thời tiết Sapa tháng 12 phân chia rõ rệt thành 2 phân khúc đầu tháng và cuối tháng. Vào đầu tháng 12, thời tiết khá giống với tháng 11, lúc này chưa lạnh tới mức cắt thịt cắt da. Nền nhiệt dao động ở mức 10-18 độ, nhiều sương mù. Cả thị thị trấn chìm trong sương mù vào sáng sớm và đêm muộn. Sương, mây nhiều tới mức mà chỉ cách nhau có vài mét mà cũng chẳng nhìn thấy gì. Sang đến cuối tháng 12 thì bắt đầu trở lạnh dần. Xuất hiện những đợt rét dài, nền nhiệt luôn ở mức trung bình 5-10 độ. Ngoài ra, một điểm cộng cho thời tiết Sapa tháng 12 là thời điểm này hầu như chả có hạt mưa nào, nếu có thì chỉ là do sương giăng nặng hạt khiến bạn nhầm tưởng là mưa nhỏ mà thôi. Nói chung tỷ lệ ngày nắng đẹp ở Sapa tháng 12 là rất cao.

Đặc biệt, vào những ngày nhiệt độ lạnh âm dưới 0 độ, Sapa sẽ bắt đầu có hiện tượng băng giá trên đỉnh Fansipan, thậm chí có thể có tuyết rơi. Tuyết rơi cũng phụ thuộc vào từng năm. Có năm tuyết đến sớm, năm tuyết đến muộn. Đây được xem là một trong những trải nghiệm đặc biệt nhất ở Sapa mùa đông.

Phương tiện du lịch đến Sapa

Phương tiện di chuyển đến Sapa

Hiện nay hệ thống giao thông ngày càng phát triển, vì vậy việc di chuyển tới Sapa trở nên khá dễ dàng và thuận lợi. Bạn có thể lựa chọn một số phương tiện như: xe khách, tàu hỏa, xe máy, ô tô cá nhân, máy bay,...

Đối với các địa điểm lân cận Sapa thì khá dễ dàng trong việc di chuyển. Tuy nhiên, với những du khách sống ở những tỉnh xa như ở miền Trung hoặc miền Nam thì sẽ khó khăn hơn. Vì vậy, các bạn cần di chuyển đến Hà Nội trước, sau đó mới có thể tiếp tục đi tới Sapa. Dưới đây là một số thông tin cơ bản của những phương tiện di chuyển tới Sapa phổ biến mà bạn có thể tham khảo. 

Xe khách giường nằm

Đây là một trong những loại phương tiện đi Sapa được lựa chọn bởi nhiều du khách. Hiện nay có các loại như xe giường đơn, đôi. Xe khách giường nằm đi Sapa với kích thước lớn, chạy êm, giúp hành khách có một cảm giác thoải mái trong quá trình di chuyển. 

Đi du lịch Sapa tháng 12 bằng xe khách
Đi du lịch Sapa tháng 12 bằng xe khách - Sưu tầm

Sapa là một thắng cảnh nổi tiếng. Chính vì vậy nhiều nhà xe cũng tận dụng cơ hội kinh doanh này, khai thác đường đi từ Hà Nội đến Sapa. Các hãng xe nổi tiếng có thể kể đến là: Sapa Express, Inter Bus Line, Green Bus, Hà Sơn Hải Vân,...Giá vé dao động từ 180.000đ - 500.000 VNĐ tùy hãng. Các bạn nên đặt vé khứ hồi để phòng trường hợp cháy vé. 

Có nhiều khung giờ di chuyển nhưng thời điểm tốt nhất là 22h. Thời gian đi từ Hà Nội đến Sapa thường mất khoảng 5 tiếng. Vì vậy, các bạn nên đi buổi tối để có thể tận dụng thời gian xe chạy để nghỉ ngơi và đến nơi vào buổi sáng sớm và bắt đầu khám phá nơi đây. 

Tàu hỏa

Theo kinh nghiệm du lịch Sapa, đi bằng tàu cũng là một trong những lựa chọn được nhiều du khách yêu thích bởi tính an toàn của nó. Các bạn có thể di chuyển từ các ga ở Hà Nội đến ga Lào Cai, sau đó lựa chọn taxi hoặc xe ôm để có thể vượt qua đoạn đường đèo đến thị trấn Sapa. Bạn có thể ngắm cảnh trên đường đi khác với khi di chuyển bằng các phương tiện đường bộ. 

Tất cả các chuyến tàu đi theo tuyến Hà Nội - Lào Cai đều di chuyển vào ban đêm. Một chuyến đi mất khoảng 8 giờ đồng hồ, xuất phát vào các khung giờ 21h30 và 22h. Mỗi ngày có 2 chuyến tàu xuất phát từ Hà Nội đi Lào Cai và ngược lại.
Bạn có thể tham khảo giá vé tàu của: Sapaly Express, Victoria Express, Chapa Express,… Mức giá chênh lệch tùy vào hạng thường hay hạng cao cấp, khoang nằm hay ngồi, ghế ngồi cứng hay mềm,...từ 250.000đ - 1800.000 VNĐ.

Xe máy, ô tô cá nhân

Việc đi bằng phương tiện cá nhân giúp các bạn chủ động và linh hoạt hơn trong chuyến du lịch Sapa của mình. Điều quan trọng đầu tiên khi quyết định di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân đó chính là xác định thời tiết. Việc tự lái xe trên một đoạn đường xa và không quen thuộc là một việc khá nguy hiểm. Vì vậy, du khách nên theo dõi và tránh đi Sapa vào mùa mưa, thường là tháng 7 hoặc tháng 8. 

Đi du lịch Sapa bằng xe máy
Đi du lịch, khám phá các địa điểm nổi tiếng của Sapa bằng xe máy luôn là lựa chọn thú vị - Sưu tầm

Các tuyến đường chính mà bạn có thể lựa chọn là đi theo hướng đi Lào Cai hoặc theo hướng Lai Châu. Khi đi từ Hà Nội, tiền xăng cho xe máy khoảng 250.000 VNĐ. Đối với ô tô, khi qua các tuyến đường này có thể sẽ phải bị thu phí. 

Máy bay

Đối với những du khách ở xa thì máy bay chính là phương tiện đứng đầu trong danh sách của mình. Di chuyển bằng máy bay giúp du khách tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí. 

Đi du lịch Sapa tháng 12 bằng máy bay
Đi du lịch Sapa tháng 12 bằng máy bay - Sưu tầm
Hiện nay, để đi Sapa bằng máy bay các bạn sẽ cần đặt vé máy bay đến Hà Nội. Sau đó, từ đây bạn di chuyển bằng ô tô hoặc tàu hỏa là có thể đến với mảnh đất xinh đẹp Sapa. Có nhiều hãng máy bay có đường bay đến sân bay Nội Bài: Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, VietJet Air, Bamboo Airways. Vì vậy các lựa chọn của du khách cũng trở nên đa dạng hơn. 

Sắp tới, các bạn có thể bay đến sân bay Lào Cai một cách trực tiếp. Sau đó từ sân bay Lào Cai, du khách tiếp tục di chuyển thêm khoảng 4km nữa là có thể đến thị trấn Sapa. 

Phương tiện di chuyển tại Sapa 

Sau một chuyến hành trình dài để đến với Sapa thì việc khám phá mảnh đất xinh đẹp này chính là một phần thưởng xứng đáng. Để có thể tham quan thị trấn, bạn có thể chọn những phương tiện di chuyển tại Sapa như sau:

Thuê xe máy

Xe máy là một trong những phương tiện đi lại phổ biến tại Sapa. Nhiều du khách yêu thích và lựa chọn đi xe máy bởi có thể tự do khám phá mọi ngóc ngách của thị trấn mờ sương này theo ý mình. Xe máy cũng phù hợp cho các bạn trẻ thích khám phá, những ai đã có kinh nghiệm du lịch Sapa. Các bạn nên đi thành nhóm để có thể hỗ trợ cho nhau. 
Chi phí thuê xe giao động từ 80.000- 150.000 VNĐ/ngày. 

Thuê xe ô tô

Ô tô sẽ là phương tiện thích hợp cho các du khách đi du lịch theo nhóm. Phương thức này có ưu điểm là bạn sẽ không cần lo ngại nhiều về thời tiết. Tuy nhiên, một nhược điểm của ô tô chính là bạn chỉ có thể dùng để di chuyển ở bên ngoài. Nếu muốn đi sâu vào các làng bản, các bạn sẽ phải đi bộ hoặc thuê xe máy. Giá thuê xe ô tô chỉ từ 500.000 VNĐ.

Đi bộ

Vừa đi bộ rèn luyện sức khỏe, vừa được ngắm toàn bộ khung cảnh hùng vĩ thì thật là tuyệt vời. Tuy nhiên, du khách cần có một sức khỏe tốt và các vật dụng cần thiết để đảm bảo trong suốt quá trình đi bộ. Hình thức này cũng rất thuận tiện bởi vì bạn không cần phải bận tâm về vị trí giữ xe, trộm cắp xe,...Song, đi bộ sẽ phù hợp khi bạn di chuyển giữa các điểm du lịch Sapa có khoảng cách gần nhau.

Các điểm đến du lịch đẹp tại Sapa tháng 12

Cầu kính Rồng Mây

Cầu kính Rồng Mây

Cầu kính Rồng Mây - Sưu tầm

Cổng Trời

Cổng trời Sapa

Cổng trời Sapa - Sưu tầm

Là điểm cao nhất mà đường bộ có thể đi tới để đứng ngắm đỉnh Fansipan Sa Pa có đỉnh Fansipan cao 3.147 m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Dãy Hoàng Liên Sơn có nhiều loài gỗ quý và chim thú như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương. Trong khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn còn có đến 136 loài chim, 56 loài thú và 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong sách đỏ Việt Nam.

Hang Tả Phìn

Hang Tả Phìn Sapa

Hang Tả Phìn Sapa - Sưu tầm

Trong hang nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh. Tại Tả Phìn này với hai tộc người là Mông và Dao đã tạo nên cơ sở sản xuất mặt hàng thổ cẩm xuất bán cho cả nước và nước ngoài khá nổi tiếng.

Bản Cát Cát

Là nơi tập trung đông đúc đồng bào dân tộc H’Mông sinh sống. Đến đây du khách có thể thuê những trang phục của dân tộc H'Mông và chụp ảnh trong khung cảnh bản làng cùng thiên nhiên.

Hàm Rồng

Núi Hàm Rồng ở Sapa

Núi Hàm Rồng ở Sapa - Sưu tầm

Sa Pa có núi Hàm Rồng ở sát ngay trung tâm thị xã, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để ngắm toàn cảnh phố núi, Thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa.

Thung lũng Mường Hoa

Nơi đây có 196 hòn chạm khắc nhiều hình kỳ lạ của những cư dân cổ xưa cách đây hàng ngàn vạn năm mà nhiều nhà khảo cổ học vẫn chưa giải mã được những thông tin đó. Khu chạm khắc cổ đã được xếp hạng di tích quốc gia và đang được Nhà nước Việt Nam đề nghị xếp hạng di sản thế giới. 

Thác Bạc từ độ cao trên 200m với những dòng nước đổ ào ào tạo thành âm thanh núi rừng và mưa xuân.

Đỉnh Fansipan

Đỉnh Fansipan Sapa tháng 12
Đỉnh Fansipan Sapa tháng 12 - Sưu tầm

Đỉnh Fansipan tiếp giáp với hai tỉnh đó là Lào Cai và Lai Châu, thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam. Với người dân bản địa nơi đây, đỉnh núi được gọi với cái tên “Hủa Xi Pan”, nghĩa là Phiến đá khổng lồ chênh vênh.

Với độ cao 3.143 mét, đỉnh Fansipan được biết đến là ngọn núi cao nhất Việt Nam. Nó cũng được coi là ngọn núi cao nhất trong ba nước Đông Dương, được mệnh danh với tên gọi “nóc nhà Đông Dương”.

Đèo Ô Quy Hồ

Đèo Ô Quy Hồ Sapa

Đèo Ô Quy Hồ Sapa - Sưu tầm

Bên cạnh đỉnh núi Fansipan, một trong những nơi săn mây và ngắm hoàng hôn “đỉnh” nhất Sapa phải kể đến là đèo Ô Quy Hồ – một trong “tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam nằm ở độ cao hơn 2000m so với mực nước biển, nổi tiếng cung đường hẹp, uốn lượn ngoằn ngoèo qua các vách núi và có chiều dài lên đến 50km.

Nhà thờ đá Sapa

Nhà thờ đá Sapa

Nhà thờ đá Sapa - Sưu tầm

Chợ phiên của Sapa họp vào ngày chủ nhật tại thị lỵ. Người dân vùng xa thường phải đi từ ngày hôm trước. Vào tối thứ bảy, có nhiều người đi chợ cùng thức và chung vui với nhau bằng những bài hát dân ca của trai gái bản làng người H'mông, người Dao, bằng những âm thanh của đàn môi, sáo, khèn... và người ta gọi đó là "chợ tình". Vào ngày chủ nhật, tại chợ có thể mua các loại dược phẩm, lâm thổ sản quý hiếm, sản phẩm nhân tạo truyền thống của các dân tộc như hàng thổ cẩm thủ công; các món ăn dân tộc như thắng cố, thịt hun khói, cải mèo, su su, rượu ngô, rượu mầm thóc xã Thanh Bình, rượu táo mèo, rượu San Lùng; các lâm sản và dược liệu như củ hoàng liên, nấm linh chi, cây mật gấu,...

Chơi gì khi đến Sapa tháng 12

Check in tại Swing Sapa

Điểm du lịch Swing tại Sapa

Điểm du lịch Swing tại Sapa - Sưu tầm

Nằm ở khu Swing, điểm sống ảo Sapa này hấp dẫn du khách ở hai bức tượng khổng lồ, hướng mặt vào nhau được dựng lên giữa hồ nước, gợi lên câu chuyện tình yêu nổi tiếng ở phố núi về chàng K’lang và nàng H’Biang. Swing Sapa thu hút được rất nhiều du khách tới check-in cổng trời cực chất tại đây.

Trải nghiệm lễ hội nhảy lửa của người dân tộc Dao

Lễ hội nhảy lửa của người Dao

Lễ hội nhảy lửa của người Dao - Sưu tầm

Trải nghiệm tắm thảo mộc Dao đỏ

Bài thuốc tắm của người Dao đỏ cũng có hẳn một truyền thuyết; đó là không biết từ bao giờ, cứ vào ngày cuối cùng của năm, người Dao lại lên rừng hái lá thuốc nấu nước tắm cho cả nhà. Và bất kỳ khi nào làm việc nhiều, thấy cơ thể mỏi mệt, thời tiết thay đổi, nhức đầu, khản cổ, đi đường xa, đau chân, đau tay… đều tắm lá thuốc. Bài thuốc tắm đặc biệt có tác dụng tốt cho phụ nữ sau sinh do giảm căng thẳng, tăng cường sức khỏe và chống hậu sản cho bà mẹ sau sinh.

Săn mây trên đỉnh Fansipan

Săn mây trên đỉnh Fansipan

Săn mây trên đỉnh Fansipan - Sưu tầm

Ngắm hoàng hôn trên đèo Ô Quy Hồ

Ngắm hoàng hôn trên đèo Ô Quy Đầu

Ngắm hoàng hôn trên đèo Ô Quy Đầu - Sưu tầm

Thăm Vườn dâu (bản Tả Phìn)

Thăm vườn dâu bản Tả Phìn

Thăm vườn dâu bản Tả Phìn - Sưu tầm

Vườn dâu tây nằm cách thị trấn Sa Pa khoảng 4km đi về hướng bản Tả Phìn. Đây là mô hình trồng dâu tây của HTX Thắng Lợi, với diện tích khoảng 20.000 m2, thu hút rất nhiều du khách đến trải nghiệm. Đến đây, bạn có thể tham quan vườn dâu tây và tự tay hái từng quả dâu chín, đỏ mọng. Giá bán tại nhà vườn tùy vào chất lượng và thời điểm có giá dao động từ 150.000đ – 300.000đ/kg. Dâu được trồng bởi giàn cao, không dùng chất kích thích và hóa chất độc hại, với phương pháp trồng thủy canh trong nhà kính theo công nghệ hiện đại nên quả dâu được đảm bảo chất lượng tốt nhất, an toàn tuyệt đối cho người dùng.

Đi cáp treo Fansipan

Đi cáp treo Fansipan

Đi cáp treo Fansipan du lịch Sapa tháng 12 - Sưu tầm

Được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương”, cách mặt nước biển 3.143 m, chỉ mất khoảng 9km di chuyển từ thị trấn Sapa, bạn không thể bỏ qua điểm đến nổi tiếng này. Trước đây, Fansipan là một thử thách lớn cho những bạn trẻ đam mê chinh phục. Tuy nhiên, hiện nay, cáp treo lên đến đỉnh núi đã được xây dựng hoàn thiện. Bạn có thể dễ dàng đến đây để check-in, ngắm nhìn khung cảnh núi rừng hùng vĩ trong chuyến du lịch Sapa.

Ẩm thực Sapa tháng 12

Những món ăn dân dã, giản dị mà mang hơi thở của Sapa, khiến bất cứ ai đã từng thưởng thức sẽ chẳng thể quên. 

Đồ Nướng  Sapa

Đồ nướng ở Sapa

Đồ nướng ở Sapa - Sưu tầm

Măng chua Sapa

Măng chua Sapa

Măng chua Sapa - Sưu tầm

Ủ măng vào chum và đậy kín trong khoảng 20 đến 30 ngày. Khi thành phẩm, măng có vị chua thanh, dùng để nấu với cá hay thịt, ăn hoài không ngán.Nhắc tới măng chua được ưa chuộng nhất có lẽ là măng chua của bà con vùng cao Sa Pa. Măng chua được làm khá tỉ mỉ, người ta chọn những đọt măng mới nhú được 25 – 30cm, mang về rửa sạch rồi xắt lát mỏng, không cho dính nước.

Lợn cắp nách

Lợn cắp nách Sapa

Lợn cắp nách Sapa - Sưu tầm

Lợn cắp nách là những chú lợn được thả rông trên núi, đồi. Chúng tự dũi đất kiếm ăn trên những sườn dốc dựng đứng và quanh năm suốt tháng gồng mình chống chọi với cái rét làm cho giống lợn này săn quắt lại. Một chú “lợn cắp nách” trưởng thành cũng chỉ nặng dưới chục ký. Khi chế biến thịt lợn người ta thường làm sạch, tẩm ướp rồi để nguyên con mà nướng hoặc quay. Miếng thịt mỏng tang, từ ngoài vào trong chỉ có một lớp bì giòn tan, rồi đến một lớp thịt nạc thật mềm, ngọt lịm, dày không đến 2 cm; và trong cùng là xương, thường là cũng rất nhỏ và mềm, ăn được luôn nếu không phải là xương ống.

Gà đen (gà ác) 

Món nổi tiếng nhất được chế biến từ gà đen của Sa Pa là gà nướng mật ong. Món gà nướng thơm nức mũi ăn cùng lá bạc hà chấm muối tiêu chanh, chắc chắn sẽ làm hài lòng cả những thực khách khó tính nhất.Là loại gà đặc biệt của người Mông có da, thịt và xương màu đen. Thịt gà đen chắc, thơm ngon, da giòn mang lại cho người thưởng thức cảm giác rất thú vị. Các nghiên cứu đã chỉ ra, gà đen không những có tác dụng tăng khả năng “chăn gối” mà còn có giá trị dược liệu đặc biệt trong việc chữa trị các bệnh về tim mạch.

Thắng cố

Thắng cố, đặc sản Sapa

Thắng cố, đặc sản Sapa - Sưu tầm

Thắng cố thường ăn kèm với các loại rau nhúng cải mèo, ngồng su hào, cải lẩu,… Ăn thắng cố phải uống cùng rượu ngô, thứ rượu nồng ấm, thơm phức, được kết từ tinh hoa của núi rừng. Khi đồ ăn thức uống hòa quyện vào nhau sẽ tạo ra một cảm giác dễ chịu và khó quên.Thắng cố là đặc sản của người Mông, thường có ở các bản làng và các phiên chợ của người Mông. Thắng cố Sapa chế biến chủ yếu từ ngựa, một nồi thắng cố có thịt, tim, gan, lòng, tiết ngựa và 12 thứ gia vị: thảo quả, quế chi, sả, gừng và nhiều thứ gia vị gia truyền khác, trong đó, cây thắng cố là gia vị thứ 12. Khi ăn, người ta sẽ múc nước dùng ra nồi lẩu, thái thịt ngựa thả vào.

Bánh đao

Bánh đao Sapa

Bánh đao Sapa - Sưu tầm

Từ tháng 6 đến tháng 10, một số dân tộc ở Sapa thường làm bánh đao. Nguyên liệu để làm bánh bao gồm đao và gạo nếp được xay thành nước bột. Sau đó, đem nước bột lọc qua khăn cho vừa khô bột bọc bên trong. Tỷ lệ của đao 2 phần, bột nếp 1 phần. Sau đó đến công đoạn nặn bột thành những nắm bằng chiếc chén, gói vào lá chuối, buộc lại rồi cũng xôi như bánh ngô. Bánh làm xong có hương thơm của gạo nếp và đao, khi ăn sẽ có vị thơm mát, dẻo như chiếc bánh rợm người Kinh vẫn làm. Bánh đao bảo quản nơi khô ráo có thể để hàng chục ngày mà không thiu.

Mua gì làm quà khi đến Sapa

Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp Sapa

Thịt trâu gác bếp Sapa - Sưu tầm

Thịt trâu gác bếp được bày bán khá nhiều tại Sa Pa. Nhưng để mua được loại thịt trâu chất lượng của người H’Mông, bạn nên mua tại bản dân tộc trong lúc tham quan bản.Một trong những đặc sản đặc biệt của Sa Pa chính là thịt trâu gác bếp. Thế nên, món quà du lịch Sapa đặc biệt cũng chính là món thịt trâu hun khói bằng cách gác trên bếp củi của đồng bào dân tộc.

Rượu dân tộc 

Có hai loại rượu nổi tiếng ở Sa Pa là rượu táo mèo và rượu Sán Lùng đều do người dân tộc ủ từ những loại quả và men lá rừng. Rượu táo mèo được ngâm từ quả táo mèo rừng có mùi thơm hương táo rất đặc biệt, uống có vị ngọt chát. Còn rượu Sán Lùng thì được ủ bằng loại men bí truyền của người Dao Đỏ. Vì vậy, khi rời khỏi Sa Pa sau chuyến du lịch mùa hè, bạn đừng quên mua hai danh tửu này về làm quà. Bạn có thể mua được rượu táo mèo nguyên chất tại phiên chợ của người Mông, còn rượu Sán Lùng thì mua tại phiên chợ của người Dao đỏ. Đặc biệt, với rượu Sán Lùng, bạn có thể đến thôn Sán Lùng ở xã Bản Xèo, Bát Xát, để thưởng thức và mua được chai rượu hảo hạng.

Tương ớt Mường Khương

Tương ớt Mường Khương

Tương ớt Mường Khương - Sưu tầm

Nếu đã đi du lịch Sa Pa mà không mang loại tương ớt này về làm quà thì thật là thiếu sót. Bạn có thể mua tương ớt Mường Khương tại các cơ sở bán đặc sản ở Sa Pa với giá rất bình dân.Tương ớt Mường Khương được chế biến từ loại ớt thóc đặc biệt kết hợp với tỏi, hạt thì là, hạt rau mùi, thảo quả, hạt dổi, quế, muối, rượu và nước theo một tỷ lệ gia truyền nên rất đặc biệt và nổi tiếng khắp nơi.

Một số lưu ý khi đi du lịch Sapa tháng 12


Đến Sapa tháng 12, bạn nhớ chuẩn bị quần áo thật ấm, giày, ủng bọc giày, tất, mũ, khăn, găng tay và đừng quên mang theo ô bởi mưa tuyết sẽ làm ướt áo nếu bạn đi trong thời gian dài. Để ý dự báo thời tiết để có thể lên một kế hoạch du lịch Sapa ngay tức thì vào những ngày tuyết đầu mùa.

Vì là địa hình đồi núi nên di chuyển tại Sapa tháng 12 cũng có rất nhiều bất tiện trên cung đường quanh co và dốc. Bạn nên lưu ý về địa hình và cung đường nếu có ý định tự túc tham quan. Trong trường hợp bạn không muốn phải tự túc di chuyển, các tour Sapa giá rẻ từ các công ty lữ hành uy tín sẽ là lựa chọn lý tưởng và an toàn nhất đấy.

Đừng quên đem theo các loại giấy tờ tùy thân để đặt phòng khách sạn hoặc thuê xe máy. Trong trường hợp bạn sử dụng nhiều dịch vụ cùng lúc hãy lưu ý mang trên 2 loại giấy tờ khác nhau để đảm bảo cho hành trình thuận lợi nhé.

Dù là bất cứ nơi đâu hay đi du lịch mùa nào thì bạn đều không nên cho tiền trẻ em vì làm như thế sẽ tạo cho gia đình các em nhỏ cùng các em tâm lý ỷ lại không chịu học hành mà chỉ đi lề đường xin tiền, tác động xấu đến tương lai các em sau này.

Dù là đi đâu cũng luôn chú ý cẩn thận cho sức khỏe và an toàn của chính bản thân. Luôn lưu số của các cơ quan chức năng tại địa phương nếu trong tình trạng xấu cần giúp đỡ.

Cuối bài Hải đăng Travel hy vọng bài viết sẽ cho bạn một kinh nghiệm quý giá và an toàn cho chuyến đi du lịch Sapa tháng 12 sắp tới của mình để trải nghiệm những giây phút khó quên tại nơi đây, và tận hưởng cuộc sống muôn màu muôn vẻ.

Đánh giá bài viết này : (5/5) (1 lượt đánh giá)
Tôi là Dương Phan Quốc Văn, hiện là Founder & CEO Công ty cổ phần xây dựng Hải Đăng Travel - đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch lữ hành.Tôi có hơn 18 năm kinh nghiệm trong ngành Hướng dẫn viên du lịch với kỹ năng chuyên nghiệp và vốn hiểu biết sâu rộng;14 năm xây dựng và phát triển thương hiệu Hải Đăng Travel, dẫn dắt công ty đạt nhiều danh hiệu lớn trong lĩnh vực du lịch như Tập thể lao động tiên tiến năm 2017, bằng khen vinh danh doanh nghiệp có đóng góp phát triển ngành du lịch Phú Yên năm 2016. Ngoài ra, tôi còn được phong tặng danh hiệu: Doanh nhân cống hiến và Doanh nhân trẻ tiêu biểu thành phố Hồ Chí Minh.

Chia sẻ ngay

Bài viết cùng chủ đề

Gọi ngay: 0911.2222.88