Khám phá hệ sinh thái muôn màu tại Vườn quốc gia Côn Đảo
21/11/2024
Côn Đảo vốn rất được thiên nhiên ưu ái với hệ sinh thái biển và rừng phong phú. Đặc biệt đối với những ai yêu thích khám phá, gần gũi với thiên nhiên thì Vườn quốc gia Côn Đảo chính là điểm đến vô cùng lý tưởng. Những cánh rừng nguyên sinh hầu như chưa có sự can thiệp của con người. Hệ sinh thái động thực vật quý hiếm nơi đây luôn có sức hấp dẫn với bất cứ ai. Hãy cùng với Hải Đăng Travel khám phá nơi này nhé!
Điểm bắn pháo hoa Tết Dương Lịch 2025 đẹp nhất: Bạn đã biết chưa?
Các nước ăn Tết âm giống Việt Nam - Bạn đã biết chưa?
Du lịch Nhật Bản dịp Tết - Đón không khí xuân độc đáo tại xứ Phù Tang
Tết nên đi du lịch nước ngoài ở đâu? Điểm danh những thiên đường du lịch Tết 2025!
Top 10 địa điểm du lịch Tết ở Đà Nẵng “hot hit” năm 2025
1. Tổng quan về Vườn quốc gia Côn Đảo
Vườn quốc gia Côn Đảo được biết đến là một khu bảo tồn nằm ở phía bắc của huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Phạm vi của vườn quốc gia rất rộng, tính bao gồm cả một phần diện tích đảo và các khu vực biển lân cận. Và có tổng diện tích là 15.043 ha trong đó: phần diện tích trên đảo là 6.043 ha và phần diện tích trên biển là 9.000 ha.
Vườn Quốc gia Côn Đảo.(Ảnh: ST)
Là một vùng đảo tương đối xa bờ và còn khá hoang sơ khi những hoạt động của con người chưa biến đổi lớn đến tính tự nhiên của hệ sinh thái biển và rừng. Chính vì thế, vườn quốc gia luôn thú hút rất nhiều khách du lịch. Đặc biệt là những người yêu thích thiên nhiên và những gì còn nguyên vẹn, hoang sơ của tạo hóa đã ban tặng cho con người.
2. Hệ sinh thái tại vườn quốc gia Côn Đảo
Vườn quốc gia Côn Đảo được biết đến là một vườn quốc gia đặc biệt khi đủ 4 hệ sinh thái rừng và biển đa dạng và độc đáo. Nơi này hiện đang bảo tồn đa dạng các loại thực vật bậc cao thuộc các chi, họ khác nhau và rất nhiều loài thú, chim, bò sát và lưỡng cư. Trong số đó có rất nhiều loài quý hiếm nằm trong sách đỏ như: Sóc mun, Sóc đen, Chuột hưu,… Bên cạnh đó, Vườn quốc gia Côn Đảo còn là nơi sinh sống của quần thể rùa biển lớn nhất Việt Nam và còn là nơi duy nhất của Việt Nam vẫn còn có loài bò biển sinh sống.
Chú sóc kiếm ăn trong rừng.(Ảnh: ST)
2.1 Hệ sinh thái trên rừng vườn quốc gia Côn Đảo
Tổng diện tích Vườn quốc gia Côn Đảo (phần rừng núi) là 5.990,7 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 4.897,7 ha, đất không có rừng là 622 ha và đất khác là 471 ha. Trong diện tích đất rừng thì rừng cây gỗ lá rộng có diện tích 4.778 ha, rừng tre có diện tích 109 ha và rừng ngập mặn 18 ha. Các đảo ở đây đều được che phủ bằng thảm thực vật rừng có độ che phủ tới 92% diện tích tự nhiên, bắt đầu từ mép nước biển lên đến đỉnh núi.
Vườn quốc gia Côn Đảo thuộc Hệ sinh thái rừng Nhiệt Đới Hải Đảo, với hai kiểu rừng chính: Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và Kiểu rừng kín nửa rụng lá mưa ẩm nhiệt đới.
Hệ sinh thái thiên nhiên đầy hoang dã.(Ảnh: ST)
Về thành phần thực vật: Dựa trên kết quả điều tra thành phần thực vật rừng ở Vườn quốc gia Côn Đảo qua các năm 1993,1997 và 2000 của Phân viện điều tra Quy hoạch Rừng II TP.HCM đã thống kê được 1.077 loài thuộc 640 chi của 160 thực vật bậc cao có mạch, trong đó: cây gỗ 420 loài, cây bụi 273 loài, cây cỏ 137 loài, dây leo 137 loài, khuyết thực vật 53 loài và thực vật phụ sinh 20 loài.
Về Động vật đặc hữu của Côn Đảo: Có 3 loài Động vật: Đó là những loài cần đặc biệt quan tâm bảo vệ vì chỉ còn có ở đây như: Sóc mun (Callosciurus sp): Loài chưa được đặt tên, song có thể nói là loài mới phát hiện, ở Việt Nam mới chỉ gặp Sóc mun ở Côn Đảo; Sóc đen Côn Đảo (Ratufa bicolor condorensis): Loài phụ, chỉ có Côn Đảo; Thạch sùng Côn Đảo (Cyrtodactylus condorensis) cũng chỉ mới biết ở Côn Đảo.
2.2 Hệ sinh thái biển vườn quốc gia Côn Đảo
Biển Vườn quốc gia Côn Đảo có 3 Hệ sinh thái điển hình của vùng biển nhiệt đới là hệ sinh thái rừng ngập mặn (32 ha), hệ sinh thái cỏ biển (1.000 ha), hệ sinh thái rạn san hô (1.800 ha).
Hệ sinh thái dưới biển ở Vườn Quốc gia Côn Đảo.(Ảnh: ST)
Hệ sinh thái san hô: Phát triển rất mạnh ở vùng bao quanh Vườn Quốc gia Côn Đảo với 342 loài, 61 giống, 17 họ. Có thể nói thành phần loài ở hệ san hô Côn Đảo phong phú và đa dạng vào loại nhất, nhì của Việt Nam. Các giống san hô chiếm ưu thế là Acropora, Porites, Montipora, Panova. Hệ sinh thái rạn san hô chứa đựng sự đa dạng các loài cá và các loài thủy sinh vật khác; đặc biệt là sinh cảnh đẻ trứng, nuôi ấu trùng, kiếm ăn của nhiều loài sinh vật biển của khu vực biển Đông Nam Việt Nam và của cả khu vực Đông Nam Á . Rạn san hô còn có tầm quan trọng trong việc điều hòa lượng Oxy trong nước biển và bảo vệ bờ biển Côn Đảo.
Hệ sinh thái cỏ biển: Qua nghiên cứu vùng biển Côn Đảo có 11 loài cỏ biển chiếm 84,61 % tổng số loài hiện nay đã biết ở Việt Nam (13 loài), nhiều hơn của Singapore 04 loài và nhiều hơn Brunei 06 loài. Sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái cỏ biển có vai trò quan trọng là nguồn thức ăn chính của Dugong dugon một loài thú quý hiếm ở biển. Ở vùng biển Côn Ðảo chỉ còn còn 8 – 12 cá thể Dugong dugon. Đây là loài thú biển ăn thực vật lớn nhất còn tồn tại và được thế giới đặc biệt quan tâm. Hiện nay, duy nhất chỉ còn thấy ở Côn Đảo và Phú Quốc.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn: số loài thực vật ngập mặn ở Côn Đảo đã được xác định là 23 loài, các loài chiếm ưu thế là Đước Đôi (Rhizophora apiculata),Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), Đước xanh (Rhizophora mucronata).
3. Một số trải nghiệm không thể bỏ lỡ khi tham quan Vườn quốc gia Côn Đảo
3.1 Chiêm ngưỡng rạn san hô:
Đây có lẽ là một trong những trải nghiệm thú vị nhất khi đến đây tham quan. Hoạt động lặn biển ngắm san hô đầy sắc màu dưới sự giám sát của bộ phận an ninh. Bạn sẽ chứng kiến cả đại dương rực rỡ. Côn Đảo là khu vực biển nông thuộc môi trường ở vùng nhiệt đới. Do đó, các rạn san hô có điều kiện sinh tồn và phát triển vô cùng tốt so với giống loài khác. Trải nghiệm lặn biển ngắm rạn san hô thú vị sẽ khiến bạn khắc sâu những hình ảnh tươi đẹp này trong tâm trí của mình.
Rạn san hô tuyệt đẹp ở Vườn Quốc gia Côn Đảo.(Ảnh: ST)
3.2 Xem rùa đẻ trứng:
Đây là hoạt động không thể bỏ qua khi đến tham quan Vườn Quốc gia Côn Đảo. Tuy nhiên, rùa chỉ đẻ trứng khoảng từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Do đó, bạn chỉ có thể trải nghiệm hoạt động này trong khung thời gian trên. Khi đứng trên bãi biển Côn Đảo, bạn vừa có thể ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, vừa chiêm ngưỡng hình ảnh những con rùa bò lên bãi cát đẻ trứng. Hình ảnh sống động đặc sắc này mang đến ý nghĩa đặc trưng của Vườn Quốc gia Côn Đảo.
Hình ảnh chú rùa con bơi ra biển sau mùa đẻ trứng.(Ảnh: ST)
3.3 Khám phá hồ Sen An Hải Côn Đảo:
Hồ nước ngọt lớn nhất Côn Đảo tọa lạc trong Vườn Quốc gia với hệ sinh thái phong phú, đa dạng. Hồ An Hải được mọi người ví như một "viên ngọc" lấp lánh giữa khu rừng xanh bao la và rộng lớn. Hồ An Hải còn mang trọng trách trở thành nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu cho các hoạt động sản xuất, nuôi trồng của người dân địa phương. Không những thế, vào mùa sen nở, Hồ An Hải lại được khoác lên mình chiếc áo hồng rực rỡ, đầy quyến rũ đem đến một khung cảnh thơ mộng, đậm nét trữ tình và quyến rũ.
Hồ Sen Hải An tựa như chốn tiên cảnh.(Ảnh: ST)
3.4 Khám phá Hang Đức Mẹ:
Hang Đức Mẹ được biết đến là một điểm du lịch nổi tiếng ở Vườn Quốc gia Côn Đảo, nằm sâu trong hang động. Nơi đây được xem là có vị thế hiểm trở nhất so với các địa điểm khác ở trong khu bảo tồn. Đường lên hang là các bậc thang bằng đá với hai bên sườn khá dốc cùng với cây cối mọc um tùm xung quanh. Tuy nhiên, nhờ thiên nhiên tươi xanh và mát mẻ nên luôn thu hút đông đảo mọi người không ngại đường khó khăn đến tham quan. Bên trong hang đá là tượng Đức mẹ Maria nên được khá nhiều người theo đạo Thiên Chúa ghé đến để tham quan và khám phá. Bên cạnh đó, hang đá còn tồn tại nhiều tàn tích thời chiến tranh thực dân Pháp đã để lại.
Hình ảnh Hang Đức Mẹ tại Vườn Quốc Gia Côn Đảo.(Ảnh: ST)
Nếu du khách là người có niềm đam mê khám phá, thích trải nghiệm những điều tự nhiên thì ngay hôm nay hãy nhanh tay đặt ngay một tour du lịch vườn quốc gia Côn Đảo để Hải Đăng Travel sẽ hướng dẫn cách đi Côn Đảo chi tiết và hợp lý nhất.