Thèm Thuồng Với 10 Món Ăn Nước Ngon Nhất Sài Gòn - Kỳ 2
23/11/2024
Trong kỳ 1 của bài viết này Haidangtravel đã giới thiệu cho bạn 5 trong số 10 món ăn nước ngon nhất đất Sài thành theo Mytour. Đó là Phở bò, Miến gà, Canh bún, Bún sứa, Bún bò Huế - những món ăn đã quá đối quen thuộc đối với những ai đã từng hoặc đang sinh sống ở Sài Gòn. Trong bài viết này Haidangtravel xin giới thiệu tiếp đến cho 5 món ăn tiếp theo trong top 10 món ăn mà chúng tôi cho rằng đó những món ăn nước ngon nhất Sài Gòn. Hấp dẫn nhưng rất đỗi gần gũi quen thuộc đó chính là những đặc trưng của những món ăn nước mà chúng tôi muốn nói đến trong bài viết này. Bạn hãy tiếp tục cuộc hành trình khám phá ẩm thực Sài thành cùng với Haidangtravel thôi nào!
15 lễ hội ngày Tết của Việt Nam không thể bỏ lỡ
Điểm bắn pháo hoa Tết Dương Lịch 2025 đẹp nhất: Bạn đã biết chưa?
Các nước ăn Tết âm giống Việt Nam - Bạn đã biết chưa?
Du lịch Nhật Bản dịp Tết - Đón không khí xuân độc đáo tại xứ Phù Tang
Tết nên đi du lịch nước ngoài ở đâu? Điểm danh những thiên đường du lịch Tết 2025!
Một góc bình dị Sài Gòn - Ảnh: Doanh Nguyen
BÚN RIÊU CUA
Là một món ăn đơn giản chỉ gồm bún rồi hoặc bún lá với riêu cua nhưng Bún riêu cua thực sự là một món ăn hấp dẫn ở đất Sài thành bởi những hương vị ấn tượng mà nó để lại cho thực khách. Với hương vị thanh mát, Bún riêu cua thực sự là một món ăn tuyệt vời cho một mùa hè oi bức. Là một món ăn khá dễ ăn và dễ chế biến nên bạn sẽ có thể tìm được bất kỳ hàng bún riêu nào tại bất cứ nơi đâu tại Sài Gòn.
Bún riêu cua – một trong những món ăn đường phố hấp dẫn nhất Sài Gòn - Ảnh:Sưu tầm
Riêu – thành phần chính của món ăn – được làm từ gạch cua và mỡ nên khi ăn bạn sẽ vừa cảm nhận được vị ngọt của cua bên cạnh bị beo béo, ngậy ngậy của mỡ. Ngoài ra, nước dùng của Bún riêu được nấu từ cua đồng giã nhuyễn với một chút mẻ, gia vị cùng với một số loại quả chua như cà chua, me hoặc sấu vì vậy khi nếm nước dùng bạn sẽ vừa cảm nhận được vị ngọt của cua bên cạnh vị chua chua của cà chua, me, sấu. Khi ăn bún riêu, bạn nên thêm vào tô bún của mình một chút mắm tôm sẽ khiến món Bún riêu trở nên đậm đà hơn. Bên cạnh đó, ăn chung Bún riêu với một chút rau sống sẽ giúp món ăn của bạn thêm phần hấp dẫn đấy!
Bún riêu phải có một chút rau sống ăn kèm thì mới tròn vị - Ảnh: simpleviet
MÌ HOÀNH THÁNH
Dù không phải là một món ăn gốc Việt nhưng Mì hoành thánh vẫn là một món ăn cực kỳ phổ biến ở đất Sài thành bởi vì hương vị dễ ăn và cực kỳ ngon miệng của món ăn này. Mì hoành thánh là một món ăn có nguồn gốc từ vùng Quảng Đông (Trung Quốc) và cực kỳ phổ biến ở các nước Á Đông. Tại Việt Nam, Mì hoành thánh cũng là một món ăn nước ngoài khá phổ biến, đặc biệt là ở khu vực Nam Bộ và những nơi tập trung đông đảo người Hoa sinh sống. Mì hoành thánh chính là một sự kết hợp hoàn hảo giữa mì sợi và hoành thánh. Rất khó để hiểu tại sao có sự kết hợp này, ta chỉ có thể trả lời một cách chung chung là “ngon hơn, no hơn”, hay “bớt ngấy và dễ ăn hơn”…
Mì hoành thánh – một sự kết hợp hoàn hảo - Ảnh: TOM The Old man
Trong một tô Mì hoành thánh thì hoành thánh hay còn gọi là vằn thắn, há cảo luôn là thành phần không thể thiếu. Hoành thánh tựa như một cái túi trong suốt với phần vỏ được làm từ bột mỳ, bên trong là thịt, hải sản và các loại rau băm nhỏ. Sẽ thật tuyệt vời khi chấm một miếng há cảo với tương đen có pha chút sa tế, bạn sẽ cảm nhận được phần vỏ dai mềm cùng với hương vị thơm ngon của phần nhân hòa quyện với một chút vị ngọt ngọt, cay cay của tương đen pha sa tế.
Hấp dẫn trong từng viên hoành thánh - Ảnh: Jason Watman
Bên cạnh đó, một tô Mì hoành thánh sẽ không thể hoàn hảo nếu thiếu đi những sợi mì ngon. Mì sợi phải được làm từ bột mì trộn với trứng gà, nhưng để làm ra được những sợi mì ngon thì phải cần đến những bí quyết gia truyền của những người thợ làm ra chúng. Bạn sẽ không thể cưỡng lại sức hút của một tô Mì hoành thánh với những sợi mì dai, giòn hòa quyện với hương vị tươi ngon của những miếng hoành thánh. Còn gì hấp dẫn hơn khi có những phút nhẩn nha những sợi mì vàng ươm, thưởng thức những miếng hoành thánh thơm ngon, nóng hổi, bạn sẽ cảm thấy dường như vị ngon của món ăn như đang ngân dài hơn bao giờ hết.
Óng ánh những sợi mì vàng ươm - Ảnh: Jason Watman
HỦ TIẾU NAM VANG
Là một món ăn có nguồn gốc từ Campuchia nhưng lại rất được người dân đất Sài thành yêu thích, Hủ tiếu Nam Vang cũng là một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho nền ẩm thực đa sắc màu của Sài Gòn. Sự hấp dẫn của Hủ tiếu Nam Vang chính là đến từ vị ngọt thanh của nhiều loại nguyên liệu tạo nên món ăn như xương ống, lòng heo… bên cạnh cái cảm giác dai dai thú vị của những sợi hủ tiếu. Khác biệt của Hủ tiếu Nam Vang so với các loại hủ tiếu khác đó chính là phần thịt băm nhỏ được thêm vào nước dùng của món ăn. Chính phần thịt băm này giúp tô Hủ tiếu Nam Vang thêm phần ngọt thanh và thơm ngon hơn.
Cuốn hút trong mỗi tô hủ tiếu - Ảnh: avlxyz
BÚN MẮM MIỀN TÂY
Bún mắm miền Tây là một món ăn khá nổi tiếng từ lâu đã được xem là một đặc sản của vùng miền Tây sông nước. Món ăn này khá phổ biến ở các tỉnh miền Tây như Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu hay Cà Mau. Đến với Sài Gòn phố thị, món ăn đầy chất dân dã này vẫn không mất đi sự hấp dẫn vốn có của mình. Cái hấp dẫn của Bún mắm miền Tây đến từ cái sự quá đỗi chân chất, mộc mạc tựa như những con người sáng tạo ra món ăn này. Chính những sợi bún trắng trong, tròn tròn, mềm dai kết hợp với thứ nước dùng đậm đà, thơm lừng mùi mắm đã tạo nên thương hiệu đặc biệt không lẫn vào đâu được của Bún mắm miền Tây.
Đậm đà hương vị món Bún mắm miền Tây - Ảnh: noodlepie
Phần quan trọng nhất quyết định đến hương vị của một tô Bún mắm miềm Tây đó chính là phần nước lèo. Nước lèo phải được nấu từ mắm cá linh hoặc mắm cá sặc cho rã thịt sau đó lược lấy phần nước trong rồi thêm gia vị cho vừa miệng. Nước lèo ngon phải là loại nước lèo thật thơm mùi mắm nhưng khi ăn lại không được có cái cảm giác hăng hăng của mắm. Đó chính là nghệ thuật khi nấu nước lèo cho món Bún mắm miền Tây.
Dân dã Bún mắm miền Tây - Ảnh: T.Khanh Nguyen
Khi được du nhập vào Sài Gòn, bên cạnh phần nước lèo truyền thống món ăn còn được kết hợp thêm nhiều nguyên liệu khác như thịt heo quay hay mực… để giúp món ăn tăng thêm phần hấp dẫn. Cũng như món ăn, các vị rau ăn cùng với món ăn này cũng rất dân dã, đó đều là những loại rau có ngay trong vườn nhà như rau đắng hay cộng bông súng… Món ăn sẽ thiếu đi sự hấp dẫn nếu thiếu đi một chút vị chua chua của chanh, hương vị nồng nàn của nước mắm nguyên chất bên cạnh cái cay cay của ớt tươi cắt mỏng.
BÁNH CANH CUA
Hấp dẫn khồng thể cưỡng lại một tô bánh canh cua - Ảnh: Bạch Huỳnh
Trong các thức bánh canh ở đất Sài thành thì có lẽ Bánh canh cua là loại bánh canh phổ biến và hấp dẫn hơn cả. Nếu ai đã từng thưởng thức qua món bánh canh hấp dẫn này thì sẽ không thể nào quên được hương vị thơm ngon, đậm đà của món ăn đặc biệt là của nước dùng. Nước dùng của Bánh canh cua là thứ nước dùng không thể lẫn vào đâu được. Do được nấu từ gạch cua giã nhuyễn nên nước dùng của Bánh canh cua có một màu cam rất đặc trưng bên cạnh vị ngọt thanh không thể lẫn vào được của gạch cua. Thứ nước dùng sệch sệch đặc biệt đó đã chinh phục trái tim của bao thực khách đã từng thưởng thức qua món ăn này.
Đặc trưng thứ nước dùng đặc biệt của bánh canh cua - Ảnh: avlxyz
Sẽ thật hấp dẫn với một tô bánh canh cua nóng hổi trong cái không khí mát mẻ của Sài Gòn những ngày mưa. Những sợi bánh canh to, dai mềm kết hợp với chả cua, tôm, nấm rơm bên cạnh những miếng thịt cua đỏ đỏ thơm ngon, tất cả hòa quyện cùng với hương vị của thứ nước dùng đặc trưng của Bánh canh cua sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm ẩm thực thật ấn tượng và tuyệt vời.
Bạn có thể thưởng thức bánh canh cua cùng với một cặp quẩy - Ảnh: noodlepie
Bài viết được sưu tầm. Bàiviết và hình ảnh đăng với mục đích chia sẽ, nếu có vi phạm bản quyên vui lòngliên hệ 19002011, chúng tôi sẽ chỉnh sửa.