Responsive Navbar

Tìm hiểu về teambuilding

Quốc Văn

29/03/2024

Khái niệm Team building loại hình team-quy trình tổ chức, Team building doanh nghiệp- du lịch kết hợp team building, Những kỹ năng cơ bản hữu ích trên mỗi hành trình team, Góc khách hàng

  1. Teambuilding là gì ?

  1. Team building: khái niệm– loại hình team-quy trình tổ chức
  2. Team building doanh nghiệp- du lịch kết hợp team building
  3. Những kỹ năng cơ bản hữu ích trên mỗi hành trình team
  4. Góc khách hàng
  1. Team building: khái niệm– loại hình team-quy trình tổ chức
  1. Định nghĩa: Team building theo nghĩa tiếng anh tạm dịch là: xây dựng đội nhóm. Tuy nhiên đó chỉ là nghĩa dịch để bạn tạm hiểu về khái niệm team building. 

Đây thực chất là một khoá học, một hình thức vừa chơi vừa học, một hoạt động mang tính chất đồng đội. Nó tựa như việc bạn muốn xây một căn nhà thì trước hết bạn cần tìm nguyên liệu và nguyên liệu ấy không ai khác chính là mỗi một cá nhân tham gia team. việc mỗi một cá nhân khi kết dính lại được với nhau một cách khoa học và nghệ thuật thì chắc hẳn bạn sẽ có một ngôi nhà thật đẹp và thật bền chắc. những bài học, kinh nghiệm mà trong quá trình chung tay xây dựng bạn nhìn thấy sau đó: là sự gắng kết, chung tay vì một mục đích, gạt bỏ bớt cái tôi, sự sắp xếp khoa học, khéo léo, tinh tế, nhậy bén...và còn rất nhiều rất nhiều điều khác...đó là team building.

  1. Một số loại hình team thường gặp
  • Team in door: là hoạt động đội nhóm được tổ chức trong một không gian nhỏ, có mái che, an toàn cho người tham gia. Loại hình này phổ biến nhất khi tổ chức cho học sinh, sinh viên, người cao tuổi, thành viên tham dự hội thảo… qua đó những ý tưởng, nội dung thay vì căng thẳng khi xử lý sẽ được biến chuyển thành một sự kết hợp mà ở đó tất cả mọi người sẽ cùng nghĩ cách để tháo gỡ vấn đề nhưng mềm mại và nhẹ nhàng hơn.
  • Team outdoor: hoạt động đội nhóm được tổ chức trên một phạm vi rộng lớn-bãi biển, kdl, resort, công viên, đường phố…số lượng người tham gia lớn, tính chất phức tạp, đòi hỏi có sự chuẩn bị chu đáo, cẩn thận từng khâu. loại hình này phù hợp với những cơ quan, tổ chức doanh nghiệp có số lượng vài chục đến vài nghìn người tham gia. loại hình này khá phong phú về các hoạt động, trò chơi nên dễ dàng đáp ứng được nhu cầu đa dạng từ khách hàng.

  • Amazing race: là một cuộc chạy đua, một trãi nghiệm thực tế với rất nhiều những thử thách được đưa ra. Loại hình này được tổ chức trên một phạm vi rộng, những thử thách đưa ra cho người chơi từ dễ đến khó, từ đơn giãn đến phức tạp. Đòi hỏi người chơi phải có sức lực, gắng kết tinh thần, tập hợp trí lực của từng thành viên trong nhóm/đội để cùng phân tích, định hướng và giải quyết khó khăn

Amazing race team building cần có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng từ việc lên ý tưởng, kịch bản thực hiện, khâu chạy chương trình… tìm hiểu trước địa hình tổ chức vì nó là sự kết hợp nhiều loại địa hình khác nhau trên cùng một hành trình chạy đua, lường trước những rủi ro trên hành trình thực tế để tối giãn nó đưa đến một thành công hoàn hảo cho chương trình.

Số lượng người chơi/ đội không cần quá đông thường dao động từ 10-20 thành viên và số lượng tối đa cho 1 chương trình amazing race vào khoảng từ 150-200 người. 

Loại hình này thường mang lại hiệu quả cao, những giá trị đúc kết sau chương trình là rất lớn. tuy nhiên nó đòi hỏi người chơi phải có sức khoẻ, trí tuệ... phù hợp cho những tổ chức, đơn vị, những đối tượng trẻ trung từ sinh viên đến nhân viên công sở, văn phòng ở độ tuồi 20-40 tuổi.

  1. Quy trình tổ chức một chương trình team building:
  • xây dựng kế hoạch cụ thể, dự trù kinh phí

Bước đầu là xây dựng nên một kế hoạch tổ chức team building hoàn chỉnh, chi tiết và cụ thể. Bao gồm 3 vấn đề chính: Địa điểm tổ chức team, thời gian dự kiến và hình thức tổ chức. nó phụ thuộc vào mục đích chương trình team cần đạt, đối tượng, số lượng người tham gia…sau đó đưa ra mức kinh phí dự trù cho chương trình dựa trên những kế hoạch đề ra và tất nhiên cần lên cả kinh phí dự phòng phát sinh. dựa trên kế hoạch phát thảo ban đầu cùng kinh phí đã xây dựng cần lên một kế hoạch dự phòng để thay thế cho từng khâu hoặc cả chương trình nếu không thực hiện được bởi những yếu tố ngoại quan: thời tiết, dịch bệnh...

  • Lên ý tưởng, chủ đề cho chương trình team building

Ý tưởng, chủ đề cho team building thường có 2 dạng:

Ý tưởng mẫu: Là ý tưởng có sẵn của các đơn vị tổ chức đưa ra cho khách hàng chọn và điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Ý tưởng thiết kế: Là ý tưởng được thiết kế bởi khách hàng hoặc bởi đơn vị tổ chức dựa trên yêu cầu thực tế của khách hàng. Việc này tốn thời gian và tiền của tuy nhiên hiệu quả mang lại cao và mang màu sắc riêng của khách hàng tham gia.

  • Lên kịch bản tổ chức team building

Dựa vào ý tưởng và chủ đề team, Kịch bản team sẽ đi vào các trò chơi cụ thể sao cho phù hợp với người chơi: văn hoá, độ tuổi, công việc…

  • Khâu chuẩn bị chạy chương trình

Chia nhỏ công việc chuẩn bị cho nhiều người nhằm đảm bảo tiến độ cũng như tránh những sai xót không đáng có:
khảo sát địa điểm tổ chức, đặt trước dịch vụ tại đó: không gian chơi, âm thanh, sân khấu, trang trí, ..

Chuẩn bị đạo cụ theo từng trò chơi, nhân sự team và tất nhiên không thể thiếu người quản trò. Đây là người khá quan trọng của một chương trình team nên đòi hỏi có sự tuyển chọn nghiêm túc, chặt chẽ nhất. Cần cho họ tiếp xúc và bám chặt chương trình từ lúc ban đầu.

Chuẩn bị thuê xe vận chuyển, in ấn và quà tặng theo chương trình.

Tất cả cần được kiểm tra kỹ một lần cuối trước khi chạy chương trình để tránh trường hợp thiếu xót.

Mọi thứ đã sẵn sàng là chương trình bắt đầu chạy. Trong quá trình chạy chương trình cần bám sát kịch bản và luôn linh hoạt trong mọi trường hợp để giải quyết những phát sinh ngoài ý muốn.

  • Đúc kết sau chương trình

Tuy là khâu phụ nhưng cần phải thực hiện để dựa trên những đánh giá từ chính người chơi chúng ta sẽ nhìn nhận một cách khách quan nhất và rút kinh nghiệm cho những chương trình sau đó được hoàn thiện tốt hơn.

  1. Du lịch – doanh nghiệp và team building

Team building hiện nay trở thành một nhu cầu không thể thiếu đối với doanh nghiệp, cá nhân hay tổ chức trong những trường hợp cụ thể. Bởi lẽ doanh nghiệp là một ngôi nhà chung của rất nhiều những cá thể, mỗi một người là 1 hình mẫu riêng biệt vậy thì đâu là móc khoá để quy về một mối duy nhất, tạo nên một nền tảng văn hoá cho từng doanh nghiệp...

Vậy văn hoá doanh nghiệp, vấn đề nhân sự trong sự gắn kết tập thể luôn là những điều trăn trở lớn của mỗi một doanh nghiệp.

Và trước những điều trên doanh nghiệp thường tổ chức những chuyến nghỉ dưỡng cho nhân viên sau kỳ doanh thu hoặc tổ chức team kết hợp du lịch hoặc là một ngày team building cho cả công ty…

  1. Vai trò của team building với doanh nghiệp:

+ Xây dựng/ cải thiện văn hoá doanh nghiệp

+ Xoá bỏ rào cản, mâu thuẫn giữa các thành viên trong công ty

+ Tạo môi trường học tập thực tế trong team work

+ Xây dựng và quảng bá hình ảnh doanh nghiệp

+ Phát hiện ra những nhân tố mới. Phát huy kỹ năng lãnh đạo của mỗi trưởng team

  1. Khi nào doanh nghiệp cần đến team building

+ xây dựng văn hoá doanh nghiệp.
+ công ty có mâu thuẫn nội bộ
+ công ty mới thành lập
+ thành lập chi nhánh, bộ phận hoặc có nhân sự mới
+ lãnh đạo cần truyền tải 1 thông điệp, một kế hoạch kinh doanh mới...

  1. Du lịch kết hợp team building

Một chuyến du lịch thuần tuý, tham quan nghĩ dưỡng là một nhu cầu thường niên của phần đa các doanh nghiệp hiện nay, mong muốn một khoảng thời gian ngắn cho nhân viên được nghĩ ngơi, cân bằng để hoạt động sản xuất, lao động sau đó được hiệu quả hơn. Tuy nhiên trong xu thế ngày nay, hoạt động ấy còn có sự kết hợp với chương trình team building-gala dinner nhằm tạo một sân chơi thú vị, những hoạt động nhằm mang đến cho nhân viên môi trường gần gũi hơn, dễ dàng hơn trong việc hiểu nhau, thông cảm cho nhau, xoá đi những mâu thuẫn không đáng có để cùng hướng về một mục đích chung nhất…

Trước xu thế đó, sản phẩm du lịch kết hợp team building với mức giá hấp dẫn, chương trình phong phú cùng với kinh nghiệm 12 năm trong ngành. Hải đăng luôn theo sát với doanh nghiệp nắm bắt mọi nhu cầu và sẵn sàng cung ứng những sản phẩm ấy với chất lượng tốt nhất.

  1. Những kỹ năng cơ bản hữu ích trên mỗi hành trình team

Trong hành trình team building đặc biệt là team building mưu sinh, khám phá-chinh phục, amazing race… luôn có những tình huống được đặt ra đó có thể là chủ đích từ phía nhà tổ chức cũng có thể đó là những trường hợp đến từ tự nhiên đòi hỏi người chơi phải có kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất để cùng hỗ trợ đồng đội mình vượt qua khó khăn cùng đi đến đích

Dưới đây là một số kỹ năng cơ bản mang đến cho bạn tham khảo và làm hành trang trước khi chúng ta nói sẵn sàng với một hành trình team. 

Bị xoáy vào dòng chảy xa bờ khi tắm biển

Dòng nước chảy xa bờ là một vùng nước nguy hiểm, chảy từ bờ biển ra đại dương. 
vùng nước này bạn cần quan sát kỹ xíu là có thể nhận ra dưới mặt nước mênh mông của biển khơi: Dòng chảy rút xa bờ thường hẹp, có chiều ngang khoảng 1–3 m. Tuy nhiên, có khi dòng chảy này rộng đến cả chục mét. Trong một ngày chúng có thể di chuyển đến những vị trí khác nhau trong vùng đới sóng đổ. Nơi có dòng chảy này thường không có sóng vỗ vào hướng bờ, ít bọt biển và khá phẳng.

Khi vô tình lọt vào vùng nước này bạn cần:

Một khi bị kẹt vào dòng chảy rút xa bờ thì chớ nên cố bơi ngược dòng để vào bờ. Cần giữ bình tĩnh, và bơi theo hướng song song với bờ cho đến khi bạn thoát khỏi dòng chảy. Nếu gặp phải một dòng chảy xiết, và không thể nào bơi thoát khỏi nó, bạn nên thư giãn, thả nổi trên mặt nước hoặc chỉ đứng nước để giữ sức. Dần dà thì dòng chảy rút xa bờ cũng suy yếu, lúc đó bạn bắt đầu bơi chéo góc để thoát khỏi nó mà vào bờ. 

Và tất nhiên tốt nhất là bạn nên quan sát trước khi xuống biển, tắm nơi đông người, có sóng vỗ, nơi có cứu hộ bãi biển và không nên bơi cách quá xa bờ.

Tình huống bị rắn cắn 

Điều cần làm chính là xác định đó có phải là rắn độc hay không? Nếu trên vết cắn không có răng nanh là vết cắn lành, chỉ cần sát trùng và bôi thuốc rồi băng bó lại. Nếu vết cắn in răng nanh đích thị có độc:
Ngay khi phát hiện có người bị rắn độc cắn, bạn cần bình tĩnh để trấn an người bệnh, giúp người bệnh bình tĩnh nhất có thể.

- Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn).

- Cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn (vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề).

- Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường), băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt.

- Dùng các băng chun giãn, băng vải hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Băng tương đối chặt nhưng không quá mức (còn sờ thấy động mạch đập). Bắt đầu băng từ ngón chân, tay đến hết toàn bộ chân, tay bị cắn. Dùng nẹp cứng (nẹp, miếng gỗ, que, miếng bìa cứng...) cố định chân, tay bị cắn.

- Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm.

 

Khi bị vắt rừng và ruồi vàng tấn công

  • Trong những chuyến đi phượt, nhất là khi khám phá rừng rậm, thác nước, du khách khó lòng tránh khỏi chuyện gặp vắt rừng hay ruồi vàng tấn công. Vì thế du khách nên mang theo ủng da có bôi cao nóng đề phòng vắt rừng leo lên, quần áo dài tay bôi kem chống muỗi.
  • Khi chẳng may bị vắt rừng cắn du khách cần ứng biến xử lý nhanh bằng cách đốt lửa hoặc bôi cao lên vắt để chúng nhả ra. Đối với ruồi vàng cũng lấy lửa đốt nhẹ lên để nó rút vòi độc khỏi cơ thể. Không nên vội vàng giựt tay lại hay cố giết chúng vì càng làm như vậy, nọc độc sẽ càng khó thoát ra và nằm trong lớp da khiến cho bạn có thể gặp nguy hiểm.

Khi gặp phải heo rừng

  • Cách duy nhất để khiến chúng ngừng tấn công chính là tiêu diệt chúng bằng cách bắn hoặc đâm vào họng. Tuy nhiên, để tránh thương tổn do heo rừng gây ra khi đối mặt trực tiếp với loài hoang dã này, du khách nên tìm cách leo thật cao lên cây một cách nhanh nhất có thể, không nên bỏ chạy vì chúng ta sẽ chẳng thắng nổi chúng.

Kỹ năng ứng phó với địa hình đầm lầy

  • Vì địa chất phức tạp của sự hợp thành giữa đất và nước nên những vùng trũng, đầm lầy rất nhiều, nhất là đối với các địa điểm du lịch còn nhiều nét hoang sơ như rừng, vườn sinh thái… Du khách nên mang theo chiếc gậy dò đường để dễ dàng xác định được sự tồn tại của đầm lầy trước mặt.
  • Nếu lỡ chân sa vào đầm lầy, du khách cần giữ được bình tĩnh tránh vùng vẫy để càng bị lún sâu hơn. Hãy thả lỏng cơ thể trong vài phút để hòa hợp vào vũng bùn, sau đó dùng sức nhẹ nhàng đưa cơ thể trườn đến nơi có cây cối dễ bám víu nhất để làm điểm tựa bật ra khỏi đầm lầy.
  1. Kỹ năng mưu sinh

Kỹ năng mưu sinh có nghĩa là khả năng thuần phục một hoặc một chuỗi hoạt động trên cơ sở hiểu biết có kinh nghiệm hay đã trải qua đào tạo nhằm mang lại kết quả và lợi ích tốt nhất cho bản thân bằng chính khả năng của mình. Sau đây là một số trường hợp vận dụng đến kỹ năng mưu sinh

Nước từ thực vật

  • Từ dây leo:  hầu hết các loại dây leo đề có nước, nhất là dây leo thân mềm. Để lấy nước, bạn chặt xiên mũi mác ở phầ gốc, gần mặt đất, kê bình chứa vào để hứng nước. Sau đó leo lên một đoạn, chặt mở miệng 1 vết sâu hơn nửa dây, nước sẽ chảy ra từ từ.
  • Từ cây chuối Muốn có nước, bạn chặt ngang thân chuối cách mặt đất khoảng 1 gang tay (chừng 20cm); khoét 1 lỗ hình chén sâu đến phần củ. Chừa bẹ chung wanh vừa đủ để giữ nước. Khoảng 1h sau thì nước trào lên, bạn chỉ việc múc đổ vào bình. 1 gốc chuối làm như thế có thể cho ta nước trong 4 - 5 ngày.
  • Từ cây dừa; khi gặp dừa không có trái chỉ có cuốn hoa, níu cuống hoa cho cong xuống & cắt chỗ giáp giữa cuống với buồng hoa. Dùng bao Nylon chụp lại để hứng nước
  • Cây Báng; Muốn lấy nước, bạn chặt lưu thân (ko đứt hẳn) cho cây ngả theo triền núi (lèm seo để gốc nằm cao hơn ngọn). Bóc hít lá từ ngọn tới đọt; Đẽo vát phần đọt thành máng dẫn rùi hứng nước. trung bình 1 ngày có thể được 4 - 5 litre nước. Khi lượng nước giảm, bạn vạt thêm vào khoảng 1cm, nước sẽ chảy tiếp.
  • Xương rồng; Cắt ngang thân, rùi dùng tay hay gậy wậy 1 lúc sẽ được 1 chất nhờn giống thạch, có thể ăn đỡ khát

Trong tình huống thiếu nước sạch

  • Sử dụng bình lọc: loại bình lọc mini, có thể sử dụng trên 1000 lần, mỗi lần lọc 1 litre nước
  • hãy đào một hố đất nhỏ, bên trong đặt một vật chứa nước, trong lòng hố để các cụm cỏ sạch. Bạn kiếm một tấm ni lông sạch đặt trên miệng hố (dùng các cục đất để cố định tấm ni lông), sau đó, đặt một viên đá/sỏi sạch ở giữa tấm ni lông để tạo độ trũng. Lưu ý, điểm trũng trùng với miệng của vật chứa nước sạch bên dưới.
  • Sử dụng hệ thống lọc tự chế: sử dụng một ống tre hay một cái lon đục nhiều lỗ ở đáy, lót vải và đổ cát vào làm bình lọc; hay phức tạp hơn là làm một giàn lọc bằng 3 thanh gỗ, dùng 3 mảnh vải buộc vào 3 thanh gỗ thành 3 tầng: 2 mảnh trên đựng cát, mảnh dưới cùng đựng than, ở dưới dặt 1 vật để hứng nước sau khi lọc.

Đừng để mình đói

-     Trong mọi tình huống, nếu đi du lịch xa hoặc đi phượt, bạn luôn nhớ mang theo thực phẩm bên mình. Nếu chẳng may đi lạc, hãy chia nhỏ các phần thức ăn tương ứng với các bữa ăn trong ngày.

-     Nếu thực phẩm dự trữ hết, bạn hãy cố gắng nhìn xung quanh và kiếm đồ có thể ăn được. Để làm được việc này, bạn phải nắm rõ loại quả/cây/lá nào ăn được, loại nào có độc.Những cây có nhựa trắng như sữa thì ko ăn được. Những cây cây khi nhai thử có vị đắng, cay hay gây buồn nôn cũng ko ăn được.

Trong trường hợp bị lạc, mất đồng hồ hoặc điện thoại di dộng, để xác định khoảng thời gian bao lâu nữa thì trời tối, bạn hãy dùng phương pháp đơn giản sau

-     Tìm địa điểm thông thoáng, chụm 4 ngón tay đặt theo phương nằm ngang, giữ bàn tay sao cho Mặt trời ở ngay phía trên ngón trỏ. Khoảng cách giữa Mặt trời và đường chân trời tương ứng với số ngón tay. Theo đó, cứ 1 ngón tay (tính từ ngón trỏ trở xuống) tương đương với 15 phút.Trong khoảng thời gian này, bạn hãy nhanh chóng tìm cho mình chỗ trú ẩn an toàn trước khi mặt trời tối sầm lại

Trong trường hợp cần lửa nhưng

-     Hãy tìm xung quanh bạn những vật có thể đốt cháy nếu cócủi khô càng tốt.trong trường hợp bị mất bật lửa, bạn hãy dùng các phương pháp tạo lửa có từ thời xa xưa là đánh hai hòn sỏi khô vào nhau tạo ma sát. Đến một lúc ma sát tạo nhiệt nhất định bạn hãy để cạnh mồi lửa (giấy vụn khô, cỏ khô...).

Cách bảo quản lửa khi di chuyển 

  • Lấy 1 đoạn dây thừng khô (được đánh bằng xơ dừa), đốt 1 đầu cho cháy lên rùi thổi tắt. Tuỳ theo độ dài của sợi dây muh ta có thể bảo quan trong thời gian dài hay ngắn. Khi cần, bạn chỉ cần đưa đầu lửa vào bùi nhùi rùi thổi nhẹ, lửa sẽ cháy lên.
  • Lấy vỏ cây, xốp như tràm, hay xơ của nách lá dừa, cọ… khô, bó lại thành cây, chung wanh bao bằng lá buông, kè, dừa…tươi. Dùng dây rừng tươi buộc chặt, đốt 1 đầu cũng có thể giữ lửa rất lâu.
  • Dùng rơm, vải hay cỏ khô bện theohình con rết hay cuộn thật chặt cũng có thể giữ lửa khá lâu
  • Đổ tro nóng vào lon thiếc, gáo dừa, vỏ cây tươi…; lựa than chắc, nặng, đang cháy hồng bỏ vào và phủ lên đó 1 lớp tro mỏng. Cách này có thể giữ lửa từ sáng đến trưa. Khi di chuyển có thể dùng dây để đem theo.

Cách định hướng - tìm hướngkhi bị lạc

  • Trước tiên, các bạn chọn một điểm cao nhất trong khu vực như: cây cao, đỉnh đồi, gộp đá... để leo lên đó mà quan sát. Nếu ban ngày, các bạn có thể thấy một vài đặc điểm của khu dân cư như: ngọn tháp, cao ốc, đồng ruộng, nhà cửa, khói ... Nếu ban đêm, các bạn có thể thấy ánh lửa, đèn điện... Nếu khu dân cư ở gần, khi rừng yên ắng, các bạn có thể lắng nghe văng vẳng những tiếng động lớn như còi xe, còi tàu...
  • Các bạn hãy cố tìm cho ra một con suối hay một con sông và đi xuôi theo hướng nước chảy về phía hạ lưu. 
  • Để tìm ra sông hoặc suối, các bạn có thể trèo lên một điểm cao để quan sát, nếu thấy nơi nào có hàng cây xanh chạy dài. Hoặc các bạn di chuyển đổ xuống theo triền dốc của sườn núi hay sườn đồi. Ở cuối dốc, thường có khe hoặc suối nhỏ. Nếu theo dòng chảy, các bạn sẽ gặp sông suối lớn hơn.
  • Trong lúc đang di chuyển, nếu gặp một con đường mòn thì phải xem xét. Con đường mòn cũ hay mới do người hay thú dữ tạo, đường dẫn vào rừng sâu hay ra khu dân cư. phán đoán bằng cách quan sát những nhánh rẽ của con đường, nếu đi sâu vào rừng thì thường có hình chữ V thuận, ngược lại, nếu dẫn ra khu dân cư thì nó có hình chữ V nghịch

Tình huống khi bạn bị lạc và biết chắc chắn sẽ có người đi tìm bạn

-     Ở yên tại chỗ vì nó hạn chế sự tiêu hao sức lực, năng lượng... trong khi các bạn đang thiếu thốn thực phẩm và có thể bị tổn thương.

-      Tìm hiểu môi trường xung quanh, để có thể phát hiện nguồn nước, thực phẩm, chỗ trú ẩn, củi...

-      Dựng lên một chỗ trú ẩn tiện nghi thoải mái, sẽ làm cho các bạn an tâm, thư giãn, bớt căng thẳng, lo sợ...

-      Tạo ra các dấu dễ nhận thấy để cho những người đi tìm kiếm các bạn (hoặc phi cơ bay ngang qua) dễ dàng nhận ra nơi ở của các bạn như: Đốt lửa (ở nơi trống trải), căng những tấm vải màu, quần áo, nón mũ... lên cao hoặc nơi dễ thấy.

-     Gây ra tiếng động lớn như: thổi còi, gõ vào những thân cây rỗng, đốt tre để nguyên cây 

-      Giữ lửa cháy luôn luôn nếu nguồn củi hay nhiên liệu cho phép, để làm tín hiệu, xua đuổi thú dữ (nhưng phải đề phòng cháy rừng)

-      Kiên nhẫn và thận trọng. Đừng nóng nảy vội vàng cố sức tìm đường thoát ra, vì có thể làm cho các bạn lạc càng ngày càng xa hơn, gây thêm khó khăn cho những người đi tìm kiếm các bạn.

Đánh giá bài viết này : (5/5) (1 lượt đánh giá)
Tôi là Dương Phan Quốc Văn, hiện là Founder & CEO Công ty cổ phần xây dựng Hải Đăng Travel - đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch lữ hành.Tôi có hơn 18 năm kinh nghiệm trong ngành Hướng dẫn viên du lịch với kỹ năng chuyên nghiệp và vốn hiểu biết sâu rộng;14 năm xây dựng và phát triển thương hiệu Hải Đăng Travel, dẫn dắt công ty đạt nhiều danh hiệu lớn trong lĩnh vực du lịch như Tập thể lao động tiên tiến năm 2017, bằng khen vinh danh doanh nghiệp có đóng góp phát triển ngành du lịch Phú Yên năm 2016. Ngoài ra, tôi còn được phong tặng danh hiệu: Doanh nhân cống hiến và Doanh nhân trẻ tiêu biểu thành phố Hồ Chí Minh.

Chia sẻ ngay

Tổng quan bài viết

Bài viết cùng chủ đề

https://haidangtravel.com/image/banner-teambuilding-hinh-1.jpg
Nhận tư vấn miễn phí
Chúng tôi sẽ liên lạc với bạn qua Số điện thoại này..
Ví dụ: Tư vấn tổ chức sự kiện 100 người 3 ngày 2 đêm tại Đà Nẵng..
(Sau khi bấm nút Nhận tư vấn, Quý khách vui lòng đợi trong giây lát cho tới khi hệ thống thông báo gửi thành công. Xin cảm ơn!)

Gọi ngay: 0911.2222.88