Đảo ‘thiên đường’ chứa 410 triệu mảnh rác
21/11/2024
Quần đảo Cocos từng được mệnh danh là “nơi tuyệt vời trên thế giới” nhưng hiện ngập trong rác của nhựa dùng một lần.
Điểm bắn pháo hoa Tết Dương Lịch 2025 đẹp nhất: Bạn đã biết chưa?
Các nước ăn Tết âm giống Việt Nam - Bạn đã biết chưa?
Du lịch Nhật Bản dịp Tết - Đón không khí xuân độc đáo tại xứ Phù Tang
Tết nên đi du lịch nước ngoài ở đâu? Điểm danh những thiên đường du lịch Tết 2025!
Top 10 địa điểm du lịch Tết ở Đà Nẵng “hot hit” năm 2025
Nhà tự nhiên học Charles Darwin từng mê mẩn quần đảo Cocos (Keeling) với 27 đảo san hô nhỏ ở phía đông Ấn Độ Dương. Khi đến đây vào tháng 4/1836, ông đã viết trong nhật ký Charles Darwin’s Beagle Diary, rằng Cocos là nơi có bờ cát trắng đẹp nhất, “chắc chắn phải được xếp hạng cao trong những nơi tuyệt vời nhất thế giới”.
Nhưng một báo cáo mới công bố trên Scientific Reports cho thấy hiện trạng đáng buồn. Năm 2017, Jennifer Lavers, một nhà nghiên cứu sinh thái biển thuộc Đại học Tasmania, đến thăm 7 trong số 27 đảo của Cocos, chiếm khoảng 88% tổng diện tích quần đảo. Hai đảo trong số đó có người ở với dân số khoảng 600, một đảo là vườn quốc gia với các loài chim biển.
Lavers đã lấy mẫu phân tích từ đầm phá và bãi biển, xem xét nhiều loại trầm tích khác nhau, gồm cát và sỏi. Để chụp các mảnh vỡ khó thấy bằng mắt thường hơn, Lavers còn khai thác mẫu từ độ sâu 10 cm.
Những nơi lấy mẫu, Lavers đều thấy nhiều rác. Cô ghi nhận 23.227 mẩu rác trong một bãi cát. Khoảng một phần tư trong số đó là nhựa dùng một lần, đặc biệt là ống hút, bàn chải đánh răng và túi nilon và 60% là hạt vi nhựa (microplastic). Vài mẫu rác được nhận diện là dép xỏ ngón, chai nhựa và dây thừng.
Kết nối dữ liệu thu thập trên mặt đất với hình ảnh trên không của các hòn đảo, Lavers và đồng sự ước tính tổng số rác có thể tồn tại trên toàn bộ quần đảo khoảng 414 triệu mảnh. Nó như một dấu vân tay lớn của con người bị in nhòe trên một nơi từng có rất ít người.
Đường bờ biển nguyên sơ từng khiến Darwin mê hoặc là một phần của những gì thu hút Lavers đến quần đảo Cocos. Tuy nhiên, hàng trăm triệu mảnh rác trên bờ biển ấy chính là điển hình cho những thứ trôi nổi khắp đại dương, khi con người không thể thu gom và xử lý rác thải đúng cách.
Lavers lưu ý rằng con số 414 triệu là ước tính tối thiểu. Một phần vì những hạn chế khi khảo sát rộng, một phần vì phạm vi tác động của rác thải nhựa đã vượt quá mức. Hiện các mảnh vỡ xuất hiện ở khắp đại dương, sông ngòi và cảnh quan trên khắp thế giới, từ nơi sâu như rãnh Mariana, cho tới điểm cao như sườn núi Pyrenees tại Pháp.
Bài viết được sưu tầm. Bài viết và hình ảnh đăng với mục đích chia sẽ, nếu có vi phạm bản quyên vui lòng liên hệ 19002011, chúng tôi sẽ chỉnh sửa.