Thức ăn thừa 18 ngày chất cao bằng tòa tháp đôi: Theo Channel News Asia, lượng chất thải thực phẩm của Malaysia trong 18 ngày bằng tòa tháp đôi Petronas 88 tầng, cao 492 m, ở Kuala Lumpur. Cơ quan xử lý chất thải rắn nước này cho biết, người Malaysia tạo ra khoảng 38.000 tấn chất thải mỗi ngày, lãng phí 8.000 tấn thực phẩm, chôn lấp 3.000 tấn, tương đương khẩu phần ăn của khoảng 2 triệu người dân. Ảnh: Mapa_viajero.
Đất nước không rau củ, táo bón là chuyện không phải của riêng ai: Mức tiêu thụ trái cây của người Malaysia thấp ở mức đáng báo động. New Straits Times đưa tin, hoa quả thậm chí không nằm trong danh mục 10 loại thực phẩm tiêu thụ hàng ngày của người dân nơi đây. Dựa trên khảo sát Sức khỏe và Bệnh tật Quốc gia 2015, ước tính chỉ có 6% người Malaysia trưởng thành tiêu thụ đủ trái cây và rau quả so với tỷ lệ 7,5% được ghi nhận trong năm 2011. Ảnh: Dada.tastes.
Bắt tay nhưng không được chạm vào nhau: Khi tiếp xúc với người khác giới theo đạo Hồi, nếu bạn đưa tay ra bày tỏ thiện chí khi gặp gỡ, bạn sẽ không được đáp lại bằng một cái bắt tay lại và người ở đây cho rằng hành động đó của họ mục đích là tôn trọng bạn. Thay vì bắt tay, bạn hãy mỉm cười và chào bằng một cái gật đầu thân thiện. Ảnh: Hijabandbeard.
Ăn bốc, tưởng không vui nhưng vui không tưởng: Ăn bằng tay là tiêu chuẩn ở một số nước Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, Sri Lanka và Ấn Độ. Mỗi nhà hàng sẽ có một bồn rửa tay và xà phòng trong khu vực ăn uống. Khi ăn bằng tay, bạn chỉ được sử dụng tay phải của mình, đầu ngón tay để trộn thức ăn và dùng nước sốt để làm cho gạo dính với nhau trước khi thưởng thức. Ảnh: Yuezhuangyuan.
Tránh việc ôm hôn nơi công cộng: Hầu hết người dân địa phương (đặc biệt là người Hồi giáo) không thích thể hiện tình cảm quá mức ở nơi công cộng. Ngoài ra, quốc gia này có quy định cấm ôm, hôn trên xe lửa, xe buýt và taxi. Một nụ hôn má là chuyện bình thường ở nhiều quốc gia, nhưng ở Malaysia, bạn có thể sẽ phải hầu tòa vì hành vi đó. Ảnh: Kakikakileung.
Giá taxi không đi liền với chất lượng: Đến du lịch Malaysia, giá taxi nổi tiếng đắt đỏ bởi các tài xế thường từ chối bật đồng hồ đo quãng đường khi chở khách du lịch nước ngoài. Để tránh điều này, bạn hãy đảm bảo đồng hồ được bật trước khi vào taxi, mua phiếu giảm giá taxi tại các quầy trong Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, ga KL Sentral và bến xe buýt hoặc sử dụng ứng dụng taxi đáng tin cậy như MyTeksi, EasyTaxi để đặt vé. Ảnh: Sandaykc.
Cởi giày trước khi vào nhà và các cơ sở tôn giáo: Ở Kuala Lumpur, bạn nên cởi giày trước khi vào nhà và các cơ sở tôn giáo. Điều này thể hiện sự tôn trọng tín ngưỡng quốc gia. Ngoài ra, du khách cũng được yêu cầu ăn mặc kín đáo, không được phép mặc quần đùi, áo không tay và váy ngắn khi đến thăm nhà thờ Hồi giáo, đền Hindu và hang Batu nổi tiếng. Ảnh: Leno_avory.
Những cơn mưa bất chợt: Thời tiết ở Kuala Lumpur nóng ẩm quanh năm với lượng mưa không thường xuyên. Mùa mưa lớn và giông bão thường diễn ra vào giữa các tháng 3 và tháng 4. Trong những tháng mưa này, bạn đừng tin vào trực giác của mình, thậm chí là dự báo thời tiết, hay luôn mang theo ô khi khám phá thành phố vì những cơn mưa có thể đến bất cứ lúc nào. Ảnh: Directoranandmurthy.
Nhà vệ sinh công cộng không có giấy vệ sinh: Mang một gói khăn giấy tiện lợi có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều phiền toái trong chuyến du lịch Malaysia của mình. Nhà vệ sinh công cộng ở Kuala Lumpur nổi tiếng thiếu giấy vệ sinh và rất khó khăn để tìm kiếm một quầy hàng rong bán vật dụng này. Ảnh: Toiletbuster.my.
Bài viết được sưu tầm. Bài viết và hình ảnh đăng với mục đích chia sẽ, nếu có vi phạm bản quyên vui lòng liên hệ 19002011, chúng tôi sẽ chỉnh sửa.
tour malaysia khuyen mai