Văn hóa ẩm thực tại Phan Thiết
24/11/2024
Bạn sẽ hơi thắc mắc vì sao trong “bản đồ ẩm thực” của Sài Gòn lại có món xíu mại xa xôi ở tận Phan Thiết. Và đã đến đây sao không ăn hải sản như mực một nắng hay tôm cua cá ghẹ ở Mũi Né, mà lại chui tận vào chợ Phan Thiết chỉ để ăn loại thịt viên rất dễ dàng tìm thấy ở các tiệm bánh mì hay cơm tấm ở Sài Gòn này.
15 lễ hội ngày Tết của Việt Nam không thể bỏ lỡ
Điểm bắn pháo hoa Tết Dương Lịch 2025 đẹp nhất: Bạn đã biết chưa?
Các nước ăn Tết âm giống Việt Nam - Bạn đã biết chưa?
Du lịch Nhật Bản dịp Tết - Đón không khí xuân độc đáo tại xứ Phù Tang
Tết nên đi du lịch nước ngoài ở đâu? Điểm danh những thiên đường du lịch Tết 2025!
Tôi nghĩ chắc nhiều bạn hay đi Phan Thiết theo lịch trình đến resort ở khu Mũi Né vào buổi trưa hôm trước, nhận phòng, tắm biển và chơi cho đến chiều tối. Hôm sau trên đường về lại Sài Gòn sẽ ghé vào chợ Phan Thiết mua thêm các đặc sản như khô cá các loại, hải sản tươi sống, chả cá chiên, bánh bột lọc…
Duy có một lần tôi thử ghé chợ Phan Thiết vào buổi chiều và phát hiện ra quầy bánh mì độc đáo mà người dân địa phương hay gọi là “bánh mì 2 chị em” này. Gọi là “quầy” vì các món ăn kèm được bày biện trên một cái bàn lớn chứ không để vào xe như thường thấy ở Sài Gòn. Thú vị ở chỗ bánh mì không có patê; chả, thịt… như thường thấy mà lại ăn kèm với xíu mại, chả tôm, chả cá, thịt heo và trứng luộc… Cách bày biện lớp lang, “phô diễn” gần như các màu sắc bắt mắt nhất khiến cho những ai đi ngang qua con đường Nguyễn Huệ này (khúc gần với Trần Quốc Toản) cũng phải ngoái lại nhìn.
Đặc biệt nhất vẫn là khay xíu mại xếp theo hình tròn, ở giữa là nước sốt nóng hổi bốc khói nghi ngút. Ổ bánh mì giòn rụm với phần nhân xíu mại nóng, thêm vào nào là đồ chua, hành ngò, củ sắn hấp cùng loại nước sốt riêng khá đậm đà… như chảy tan trọng miệng ngay từ lần cắn đầu tiên. Để thêm phần đa dạng bạn cũng có thể gọi thêm chả cá, trứng luộc… ăn cũng rất ngon.
Tiệm bánh mì này đông nghịt từ chiều cho đến khuya. Đến đường Nguyễn Huệ gần chợ Phan Thiết sau 5h chiều, thử hỏi “bánh mì 2 chị em” bạn sẽ được chỉ dẫn tận tình. Nếu đến trễ vào những buổi tối cuối tuần thì việc chờ vài chục phút cho một ổ bánh mì là chuyện rất bình thường.
Tiệm bánh căn trong chợ Phan Thiết với hai món ăn kèm là xíu mại và cá kho
Xíu mại ăn cùng bánh căn là một trải nghiệm không nên bỏ lỡ khi đi chợ Phan ThiếtMột phát hiện khác về xíu mại là trong chợ Phan Thiết. Trong một lần ghé chợ vào buổi trưa trước khi về lại Sài Gòn, tôi thử đi sâu vào bên trong và tìm thấy tiệm bánh căn này. Hơi khác với bánh căn kiểu Phan Rang như trong bài viết về quán Đạt, bánh căn ở đây ăn trong một cái tô lớn chan sẵn nước chấm cùng xoài sống bằm nhuyễn. Bạn có thể ăn kèm với xíu mại hoặc cá kho, trứng luộc… chứ không phải là nhân tôm, thịt có sẵn ở phía trên như thường thấy. Cầm trên tây tô nước chan cùng viên xíu mại nóng hổi rồi “nhúng” từng miếng bánh căn vào thì mới thấy hết cái ngon và lạ của sự kết hợp này. Vừa có chút cay cay của nước chấm, vị chua của xoài cũng như vị béo của thịt và miếng bánh căn… Một trải nghiệm thú vị về món thịt viên này.
Tiệm nằm ở gần cuối chợ Phan Thiết, đã mở hơn 40 năm nay. Cứ đi vào sâu trong chợ Phan Thiết (cổng đường Ngô Sỹ Liên) bạn sẽ dễ dàng tìm thấy tại khu vực ăn uống. Quán bán từ sáng sớm cho đến tầm 5 giờ chiều, gần như là độc nhất trong khu chợ này.
Viên xíu mại từ khi du nhập vào Việt Nam (thông qua menu điểm tâm của các trà quán Quảng Đông) đã trở thành món ăn kèm hấp dẫn trong bữa ăn của người Việt. Phổ biến nhất có lẽ là bánh mì xíu mại, rồi cơm tấm xíu mại, bánh căn, hay thậm chí là bánh tằm ở miền Tây. Thưởng thức, cũng là để thấy ẩm thực Việt còn biết bao điều thú vị mà ta chưa khám phá hết.
Bài viết được sưu tầm. Bàiviết và hình ảnh đăng với mục đích chia sẽ, nếu có vi phạm bản quyên vui lòngliên hệ 19002011, chúng tôi sẽ chỉnh sửa.