Giới thiệu về Hội An
Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Nam.
Hội An là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam có nhiều khu phố cổ được xây từ thế kỷ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến nay. Trong các tài liệu cổ của phương Tây, Hội An được gọi Faifo. Phố cổ Hội An được công nhận là một di sản thế giới
UNESCO từ năm 1999. Đây là địa điểm thu hút được rất nhiều khách
du Lịch Đà Nẵng – Hội An.
Là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam, hiếm có trên thế giới, Hội An giữ được gần như nguyên vẹn hơn một nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ… Đến đây du khách du lịch Hội An Đà Nẵng sẽ có dịp chiêm ngưỡng các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hoá với các nước phương Đông và phương Tây.
Phố cổ Hội An - Hình ảnh: Sưu tầm
Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp. Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.
Phố cổ Hội An - Hình ảnh: Sưu tầm
Ngoài những giá trị văn hóa qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ được nhiều hoạt động văn hóa phi vật thể với các lễ hội văn hóa đang được bảo tồn và phát huy cùng các làng nghề thủ công truyền thống, các món ẩm thực… làm cho Hội An ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương
Đi du lịch Hội An thời gian nào đẹp nhất?
Hội An không có một mùa Đông quá lạnh lẽo như miền Bắc và mùa nắng cũng không quá nóng như là miền Nam, khí hậu ở Hội An nói riêng cũng như các tỉnh miền Trung nói chung có thể đánh giá là khá khắc nghiệt. Hội An cũng không có kiểu thời tiết 4 mùa xuân, hạ, thu, đông mà chia là 2 mùa rõ rệt, là mùa mưa và mùa khô, mỗi mùa kéo dài tầm nửa năm.
Về nhiệt độ trong ngày, Hội An có biên độ nhiệt trung bình năm là 25,6 độ, cao nhất là ngưỡng 39,8 Độ, thấp nhất là ngưỡng 22,8 Độ. Hội An cũng có độ ẩm tương đối, với độ ẩm trung bình năm là 83%, mùa khô là 75% và mùa mưa là 85%.
Mùa khô
Bắt đầu từ tháng 2 cho đến tháng 8 là mùa khô, hoặc mở đầu vào tháng 1 và kết thúc vào tháng 7, cũng tùy từng năm mùa khô sẽ khác nhau. Theo
kinh nghiệm du lịch Hội An thì đây chính là thời điểm lý tưởng nhất cho việc khám phá phố cổ, với nền nhiệt độ trung bình là 33 độ, rất thuận lợi cho việc tham quan của du khách.
Du lịch Hội An vào mùa khô - Hình ảnh: Sưu tầm
Mùa mưa
Mùa mưa ở Hội An kéo dài từ tháng 8 cho đến tháng 2 năm sau, hay còn gọi là mùa thấp điểm, vì mưa nên lượng khách đổ về đây không đông như mùa khô, đây cũng là thời điểm lý tưởng cho những bạn muốn cảm nhận rõ nét vẻ đẹp yên tĩnh, cổ kính của phố cổ. Tuy nhiên, nếu không biết nên đi du lịch Hội An mùa nào, tháng mấy hay kiểm tra tình hình thời tiết trước khi đi rất dễ gặp mưa, nếu mưa thì sẽ rất khó khăn cho việc đi tham quan của bạn.
Hát Bài Chòi
Hát Bài Chòi ở Hội An - Hình ảnh: Sưu tầm
Một thú giải trí đậm nét văn hóa của người dân xứ Quảng và cả vùng duyên hải miền Trung, vẫn được diễn đều đặn vào mỗi tối 14 âm lịch hàng tháng trên khuôn viên nhỏ ở góc đường Nguyễn Thái Học và Bạch Đằng.
Trò Thả Thơ
Trò thả thơ ở Hội An - Hình ảnh: Sưu tầm
Viết Thư Pháp
Viết thư pháp ở Hội An - Hình ảnh: Sưu tầm
Thả đèn trên sông Hoài
Thả đèn trên sông Hoài - Hình ảnh: Sưu tầm
20 địa điểm vui chơi tại Hội An
Khu phố cổ
Khu phố cổ nằm trọn trong phường Minh An, diện tích khoảng 2 km², với những con đường ngắn và hẹp, có đoạn uốn lượn, chạy dọc ngang theo kiểu bàn cờ. Nằm sát với bờ sông là đường Bạch Đằng, tiếp đó tới đường Nguyễn Thái Học rồi đường Trần Phú nối liền với Nguyễn Thị Minh Khai bởi Chùa Cầu.
Chùa Cầu – Một trong những di tích lịch sử của Phố Cổ Hội An
Chùa Cầu, biểu tượng du lịch Hội An - Hình ảnh: Sưu tầm
Nhắc đến Hội An, du khách chắc chắn không muốn bỏ lỡ “biểu tượng của Hội An” – Chùa Cầu. Chùa Cầu, hay còn được gọi là Chùa Nhật Bản nằm tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, là công trình kiến trúc độc đáo, tiêu biểu ở Hội An. Ngôi chùa này được các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại đây xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16.
Nhà cổ Đức An
Nhà cổ Đức An - Hình ảnh: Sưu tầm
Địa chỉ: 129 Trần Phú, TP. Hội An
Nhà cổ Đức An được xây dựng cách đây hơn 180 năm, là nơi cất giữ và lưu hành nhiều tác phẩm nổi tiếng về dân chủ tư sản thế giới. Đây cũng là một trong những địa điểm du lịch Hội An mà ở đó du khách cảm nhận được sự trôi chậm của thời gian qua những đồ vật giản dị trong nhà.
Nhà cổ Quân Thắng
Nhà cổ Quân Thắng - Hình ảnh: Sưu tầm
Một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn tại Hội An. Phố cổ Hội An vẫn luôn mang một nét đẹp riêng trong từng góc phố, từng mái nhà, và trên những con đường nhỏ. Đến đây, du khách có thể cảm nhận được sự ấm áp trong từng món ăn, từ nụ cười thân thiện, gần gũi của người dân. Thậm chí để cả cây cỏ, không gian nơi đây cũng hấp dẫn du khách.
Nhà cổ Tấn Ký
Nhà cổ Tấn Ký ở Hội An - Hình ảnh: Sưu tầm
Là ngôi nhà cổ vinh dự trở thành Di sản cấp Quốc gia và là nơi duy nhất đón tiếp các Nguyên thủ Quốc gia, chính khách trong và ngoài nước. Nhà cổ kết hợp giữa lối kiến trúc Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam. Với kiến trúc hình ống đặc trưng của đô thị cổ, địa điểm này gồm hai thanh ngang chồng lên nhau, tượng trưng cho thiên – nhân và 5 thanh dọc tượng trưng cho ngũ hành. Kiến trúc hài hòa của ngôi nhà nói lên mơ ước về sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên tại phố Hội.
Nhà cổ Phùng Hưng
Nhà cổ Phùng Hưng - Hình ảnh: Sưu tầm
Địa chỉ: Số 4 Nguyễn Thị Minh Khai, TP. Hội An
Có tuổi thọ hơn 100 năm, nhà cổ Phùng Hưng là một trong những mẫu nhà đẹp nhất của kiến trúc cổ Hội An. Nếu có cơ hội đi
du lịch Hội An, hãy ghé thăm ngôi nhà cổ này để tận mắt chiêm ngưỡng một công trình bằng gỗ mang phong cách kiến trúc tổng hợp của 3 trường phái kiến trúc: Việt Nam, Nhật Bản và Trung Hoa.
Nhà thờ tộc Trần
Nhà thờ tộc Trần ở Hội An - Hình ảnh: Sưu tầm
Nằm ở số 21 đường Lê Lợi, được xây dựng vào đầu thế kỷ 19. Cũng giống như các nhà tộc khác ở Hội An, nhà thờ tọa sâu trong một khuôn viên rộng khoảng 1500 m², tường cao bao quanh, sân trước trồng cây cảnh, hoa, cây ăn quả. Ngôi nhà có kiến trúc chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, dựng từ gỗ quý, 3 gian 2 nếp, mái dốc lợp ngói âm dương. Không gian trong nhà được chia làm hai phần, phần chính để thờ cúng, phần phụ là nơi ở của vị trưởng tộc và tiếp khách.
Cù Lao Chàm
Cù Lao Chàm - Hình ảnh: Sưu tầm
Địa chỉ: Thôn Bãi Ông, xã Tân Hiệp, TP Hội An.
Cù Lao Chàm là một địa điểm du lịch Hội An được biết đến với vẻ đẹp mộc mạc, hoang sơ. Không chỉ có vậy, đây còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động vui chơi, giải trí thú vị như lặn biển ngắm san hô hay đi cano siêu tốc.
Thánh địa Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn - Hình ảnh: Sưu tầm
Địa điểm: Thôn Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Là một địa điểm du lịch Hội An đã rất nổi tiếng, thánh địa Mỹ Sơn sở hữu nhiều ngôi đền Chăm Pa trong một thung lũng đường kính chừng 2km. Đây là nơi từng tổ chức nghi thức cúng tế của vương triều Chăm Pa và hoàng thân, quốc thích.
Làng gốm Thanh Hà
Làng gốm Thanh Hà - Hình ảnh: Sưu tầm
Địa chỉ: Đường Phạm Phán, Thanh Hà, TP Hội An.
Có tuổi đời hơn 500 năm, làng gốm Thanh Hà đã trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử. Cho đến nay, nơi đây đã trở thành một địa chỉ du lịch Hội An nổi tiếng, mang đến nhiều trải nghiệm mới mẻ cho du khách.
Làng rau Trà Quế
Làng rau Trà Quế - Hình ảnh: Sưu tầm
Địa chỉ: Thôn Trà Quế, Cẩm Hà, TP Hội An.
Không chỉ có những loại rau tươi ngon, xanh mướt mà làng rau Trà Quế còn khiến du khách mê mẩn bởi hoạt động trải nghiệm một ngày làm nông dân vô cùng thú vị.
Làng mộc Kim Bồng - địa điểm du lịch Hội An mang dung dị, gần gũi
Làng mộc Kim Bồng Hội An - Hình ảnh: Sưu tầm
Địa chỉ: Trung Hà, Cẩm Kim, TP Hội An.
Đến du lịch Hội An tại làng mộc Kim Bồng, du khách sẽ phải vỡ òa trước hình ảnh những nghệ nhân khéo léo, bằng đôi tay của mình tạo ra các sản phẩm mang tính nghệ thuật và giá trị văn hóa cao.
Rừng dừa Bảy Mẫu
Rừng dừa Bảy Mẫu - Hình ảnh: Internet
Địa chỉ: Xã Cẩm Thanh, TP Hội An.
Khu du lịch
Rừng dừa Bảy Mẫu nằm cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 3 km về phía Đông Nam. Đây là một điểm điểm du lịch Hội An hấp dẫn và được ví như là “Miền Tây trong lòng phố Hội”.
Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An
Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An - Hình ảnh: Sưu tầm
Địa chỉ: Số 9, Nguyễn Thái Học, TP Hội An.
Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An hiện đang có 12 nghề hoạt động. Địa điểm du lịch Hội An này là cái nôi sản sinh ra rất nhiều sản phẩm thủ công tinh xảo, mang màu sắc, ý nghĩa và giá trị riêng biệt.
Bãi biển An Bàng
Bãi biển An Bàng - Hình ảnh: Sưu tầm
Địa chỉ: Đường Hai Bà Trưng, TP Hội An
Nằm cách trung tâm phố cổ Hội An chừng 3km về phía Đông, biển An Bàng được nhiều người biết đến là
địa điểm du lịch Hội An khi có mặt trong danh sách 50 bãi biển đẹp nhất thế giới. Bãi biển có chiều dài khoảng 4km với không gian thiên nhiên trong lành và thảm thực vật đa dạng, rất thích hợp với những du khách đang tìm kiếm một không gian yên tĩnh, nhẹ nhàng.
Bãi biển Cửa Đại
Bãi biển Cửa Đại - Hình ảnh: Sưu tầm
Địa chỉ: Thuộc thành phố Hội An, cách phố cổ khoảng 5km về phía Đông
Bãi biển Cửa Đại là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam, sánh ngang với bãi biển Mỹ Khê - Đà Nẵng hay bãi Sao - Phú Quốc. Cho đến thời điểm hiện tại, dù các khu nghỉ dưỡng ở Hội An liên tục xuất hiện nhưng bãi biển Cửa Đại vẫn giữ được không gian tĩnh lặng, yên bình và trong lành vốn có.
Bảo tàng văn hóa dân gian Hội An
Bảo tàng văn hóa dân gian Hội An - Hình ảnh: Sưu tầm
Địa chỉ: 33 Nguyễn Thái Học, TP. Hội An
Được mở cửa đón khách du lịch Hội An từ ngày 24/03/2005, bảo tàng văn hóa Dân gian Hội An gồm hai tầng có kiến trúc cổ điển, thông ra hai mặt phố Nguyễn Thái Học và Bạch Đằng. Đây là nơi trưng bày 490 hiện vật về chủ đề nghệ thuật tạo hình dân gian, nghệ thuật diễn xướng dân gian, các ngành nghề truyền thống và sinh hoạt dân gian.
Bảo tàng Lịch sử – Văn hoá Hội An
Bảo tàng Lịch sử – Văn hoá Hội An - Hình ảnh: Sưu tầm
Địa chỉ: Số 7 Nguyễn Huệ, TP. Hội An
Để hồi tưởng lại quá trình hình thành và phát triển của vùng đất xinh đẹp này thì địa điểm du lịch Hội An, bảo tàng Lịch Sử - Văn hóa Hội An sẽ là lựa chọn thích hợp nhất. Đây là nơi trưng bày hơn 200 hiện vật bằng gốm, sứ, sắt, đồng, gỗ, giấy,... liên quan đến từng giai đoạn phát triển của thương cảng Hội An từ đầu thế kỷ thứ II sau Công nguyên.
Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh
Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh - Hình ảnh: Sưu tầm
Địa chỉ: 149 Trần Phú, TP. Hội An
Nếu bạn còn đang lăn tăn rằng du lịch Hội An có gì thì bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh sẽ cho bạn thấy nơi đây có rất nhiều thứ đáng để quan tâm và tìm hiểu. Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh là nơi lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật độc đáo, chứa đựng thông tin quý giá về cư dân cổ thuộc hệ Văn hóa Sa Huỳnh.
Chợ Hội An
Chợ Hội An - Hình ảnh: Sưu tầm
Địa chỉ: 19 Trần Phú, Cẩm Châu, Hội An
Đi du lịch Hội An hay bất cứ một địa điểm nào thì chợ chính là nơi tốt nhất để bạn tìm hiểu về văn hóa, lối sống và nền ẩm thực của người dân địa phương. Ngoài những sạp rau củ quả, quầy hàng lưu niệm hay khu hải sản thì bạn nhất định phải ghé qua khu ẩm thực lề đường của chợ nhé. Mùi hương, màu sắc và âm thanh mời gọi “rặt tiếng Quảng” của người dân nơi đây chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.
Ăn gì khi đi du lịch Hội An?
Với vị trí vùng cửa sông ven biển, nơi gặp nhau của các tuyến giao thông đường thủy và cũng là nơi hội tụ về kinh tế, văn hóa liên tục trong nhiều thế kỷ, Hội An có được một nền ẩm thực đa dạng và mang những sắc thái riêng biệt. Đặc trưng là các món ăn như:
Cao lầu
Cao lầu Hội An - Hình ảnh: Sưu tầm
Sợi cao lầu được chế biến rất công phu. Người ta ngâm gạo và nước trong được lọc kỹ, sau đó xay thành nước bột. Bột được dùng vải bòng nhiều lần để khô, dẻo rồi cán thành miếng vừa cỡ và cắt thành con mì. Cao lầu không cần nước lèo, nước nhân, thay vào đó là thịt xíu, nước xíu, tóp mỡ và để bớt béo người ta dùng kèm với giá trụng, rau sống. Khi bán, người ta trụng mì, giá đổ ra bát và thêm mấy lát thịt xíu hoặc thịt ba chỉ, đổ tóp mỡ, thêm một muỗng mỡ heo rán sẵn ở lò.
Mì Quảng
Mì Quảng - Hình ảnh: Internet
Đúng như tên gọi, món mì này có nguồn gốc xuất phát từ Quảng Nam. Mì Quảng cũng như phở, bún đều được chế biến từ gạo nhưng lại có sắc thái và hương vị rất riêng biệt. Để làm mì, người ta dùng gạo tốt ngâm nước cho mềm, đem xay thành bột nước mịn rồi pha thêm phèn sa để sợi mì giòn, cứng, đem tráng thành lá mì. Khi mỳ chín được vớt ra đặt lên vỉ cho nguội, thoa sơ một lớp mỡ cho mỳ khỏi dính rồi cắt thành sợi. Nước nhân mì được làm bằng tôm, thịt lợn hoặc thịt gà, có khi được làm bằng cá lóc, thịt bò. Nước nhân mì không cần nhiều màu mè, không nhiều gia vị mà phải trong và có vị ngọt.
Bánh bao, bánh vạc
Bánh bao bánh vạc Hội An - Hình ảnh: Sưu tầm
Là một trong những món ăn sang trọng, ngon và lạ của phố cổ Hội An. Bánh bao, bánh vạc thường đi đôi với nhau, cả hai đều được làm bằng nguyên liệu chính là bột gạo. Bột gạo làm bánh phải lấy từ loại gạo thơm ngon, mua về sàng sảy kỹ rồi cho vào nước và xay thành bột. Nước dùng để xay phải trong, không nhiễm mặn, nhiễm phèn, thường là nước từ giếng cổ Bá Lễ. Sau nhiều lần chắt lọc, bột được vê lại và để trong một chiếc thau sạch. Cùng với việc chế biến bột, người thợ tiến hành làm nhân bánh, gia chế hành, khử vàng hành dùng trải trên bánh trước khi ăn.
Bánh bèo
Bánh bèo Hội An - Hình ảnh: Internet
Hến trộn
Hến trộn Hội An - Hình ảnh: Sưu tầm
Bánh xèo
Bánh xèo Hội An - Hình ảnh: Sưu tầm
Phố cổ Hội An vẫn luôn mang một nét đẹp riêng trong từng góc phố, từng mái nhà, và trên những con đường nhỏ. Đến đây, du khách có thể cảm nhận được sự ấm áp trong từng món ăn, từ nụ cười thân thiện, gần gũi của người dân. Thậm chí để cả cây cỏ, không gian nơi đây cũng hấp dẫn du khách. Hy vọng đôi nét giới thiệu về Phố Cổ Hội An của
Hải Đăng Travel đã giúp bạn trả lời câu hỏi: "Hội An có gì?" và có những trải nghiệm thú vị và khó quên khi ghé thăm nơi đây.